Thương tích từ bạo lực do chồng gây ra 8 0-

Một phần của tài liệu Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở việt nam (Trang 74 - 76)

Những phụ nữ cho biết họđã từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục được hỏi thêm là liệu có bao giờ những hành vi bạo lực đó để lại thương tích hay khơng. Tiếp theo là những câu hỏi về thời điểm xảy ra sự việc, loại thương tích, tần suất bạo lực, nhu cầu cần điều trị y tế và việc thực tế họđã tìm đến các dịch vụ y tế hay chưa.

Theo số liệu trong Biểu 6.1, trong số những phụ nữ bị bạo lực thể xác, 25,9% đã từng bị thương tích. Con số này dao động từ mức thấp là 19% ởĐồng bằng sông Hồng đến mức cao là 34,4% ở Vùng Tây Nguyên (Biểu 6.2.). Chúng tơi thấy loại hình bạo lực có mối liên hệ rõ ràng với mức độ nghiêm trọng của bạo lực.Đối với những phụ nữ chỉ bị bạo lực thể xác, tỷ lệ bị thương tích là 21,6%, trong khi con số này là 36,3% đối với phụ nữ bị cả bạo lực thể xác và tình dục.

Có 60% phụ nữ đã từng bị thương tích cho biết họ bị thương tích nhiều hơn một lần và 17% bị thương tích nhiều hơn 5 lần (Hình 6.1.). Phụ nữ bị bạo lực nghiêm trọng ở nhiều hình thức khác nhau cũng cho biết họ bị thương tích nhiều hơn. Ví dụ, trong số những phụ nữ chỉ bị bạo lực thể xác thì tỷ lệ bị thương tích nhiều lần là 10,9%, trong khi đó, với những phụ nữ bị cả bạo lực tình dục và thể xác thì tỷ lệ bị thương tích nhiều lần lên tới 26,8% (Biểu 6.2.).

   

Phần lớn những phụ nữđã từng bị thương tích cho biết họ có bị những thương tích nhẹ, ví dụ như vết cào cấu, trầy da, bầm tím (88,9% trong số những người đã từng bị thương tích). Hơn nữa, những thương tích nghiêm trọng hơn cũng khá phổ biến (12,9% bị rách màng nhĩ và tổn thương mắt và 7,3 % bị thương tích do các vết cắt sâu hoặc vết thương dài và sâu). Tổng cộng 6,5% trong số những phụ nữđã từng bị thương tích cho biết họđã từng bị “bất tỉnh”. Tỷ lệ này cao gấp hai lần ở những phụ nữ bị cả bạo lực tình dục lẫn bạo lực thể xác. Đây là chỉ số cho thấy mức độ bạo lực nghiêm trọng hơn ở những người bị nhiều hình thức bạo lực cùng một lúc.

Trong số ít những phụ nữđi điều trị thương tích, chỉ có khoảng một nửa nói thật với nhân viên y tế về nguyên nhân gây thương tích.

Số liệu nghiên cứu định tính cũng cho thấy rằng trong khi việc bị thương tích là khá phổ biến thì chỉ

có một số ít phụ nữđến các cơ sở y tếđểđược điều trị. Hầu hết phụ nữ cứđể mặc cho vết thương tự

khỏi hoặc đến hiệu thuốc mua thuốc để tự điều trị. ‘Xấu hổ’ là lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ

không muốn đến cơ sở y tếđể sử dụng dịch vụ. Họ ngại nhân viên y tế sẽ hỏi về lý do khiến họ có vết thương. ‘Khó khăn về kinh tế’ là một lý do nữa khiến phụ nữ không tiếp cận các dịch vụ y tế.

"B bm dp thì khơng nói làm gì [khơng cn phi mua thuc] nhưng anh ta còn đánh vào đầu. Ví d, anh ta dùng giy đánh vào đầu tơi. Mà giy ca anh ta thì rt nng. Khi anh ta đánh vào đầu tơi, tơi tưởng v óc. Tơi bđau khp vùng xương s này. Tôi bo m tôi là sao

con đau quá. Lúc đó cịn có 20 ngày na là Tết. M tôi bo con nm mà ngh ngơi đi. Nhưng lúc đó là mùa bn bán cho nên tơi khơng th nghđược. M tôi li bo hay con đi chp X-quang. Nhưng chp X-quang đắt quá nên tôi không làm. Thành ra ch vết thương ca tôi phi đau mt hơn mt tháng, cho mãi ti gn đây nó mi hết đau". (Phụ nữở Hà Nội)

Các phỏng vấn cá nhân cũng cho thấy phụ nữ cảm thấy được khuyến khích chia sẻ tình trạng bạo lực của mình cho nhân viên y tế và tư vấn viên, nếu có sẵn các dịch vụ hỗ trợ không mất tiền, như

tư vấn hoặc điều trị y tế. Khi các hoạt động can thiệp chưa có mối liên hệ trực tiếp với các dịch vụ

tư vấn và điều trị y tế, phụ nữ sẽ ngại nói với nhân viên y tế về thương tích của mình. Tại một bệnh viện được chọn làm địa bàn nghiên cứu, phụ nữđược tư vấn và điều trị y tế có bao cấp viện phí một phần hoặc tồn bộ, họ có xu hướng tiết lộ với nhân viên y tế nhiều hơn về ngun nhân thực gây thương tích cho mình.

Ơ

Một phần của tài liệu Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)