Thực trạng bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng việc cầm cố, thế chấp tà

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP

2.2.1 Thực trạng bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng việc cầm cố, thế chấp tà

Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Theo quy định này, có thể liệt kê một

số quyền tài sản điển hình như sau: quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm. Cần lưu ý rằng, mặc dù Điều 115 BLDS năm 2015 xác định quyền tài sản là “quyền trị giá được bằng tiền” nhưng không phải bất cứ quyền nào trị giá được bằng tiền cũng được xem là đối tượng tài sản, mà có thể thuần túy chỉ là một vật quyền trên tài sản. Chẳng hạn, Điều 159 BLDS năm 2015 đã ghi nhận ba loại vật quyền gọi là “quyền khác đối với tài sản”, là những quyền của chủ thể trên tài sản của người khác gồm quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề. Nói cách khác, mặc dù có thể trị giá được bằng tiền, nhưng các quyền khác đối với tài sản theo Điều 159 không được xem là quyền tài sản với tư cách là một loại tài sản theo Điều 115 BLDS năm 2015. Theo nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng là việc bên thứ ba cam kết với tổ chức tín dụng vay về việc sử dụng quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh có thể thỏa thuận biện pháp cầm cố thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thwucj hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Xác định giá trị tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng là bất động sản. Hoạt động xử lý tài sản nhằm quy đổi giá trị của tài sản để thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm. Xác định giá trị tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng là bất động sản theo thỏa thuận của các bên. Do đó, giá trị bất động sản thế chấp được xác định ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của các bên tham gia thế chấp. Nguyên tắc định giá tài sản mà chỉ đề cập đến vấn đề xác định giá trị tài sản khi tham gia vào các giao dịch dân sự tại các điều khoản rải rác. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng đưa ra các vấn đề định giá tài sản, thẩm định giá tài sản như: kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ, thẩm định giá tài sản, quy định về định giá tài sản. Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không đưa ra các nguyên tắc định giá tài sản, thẩm định giá tài sản mà chỉ đưa ra các trường hợp định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, có

hướng dẫn về nguyên tắc định giá tài sản cũng như thỏa thuận định giá tài sản tại Điều 2 và Điều 3. Để xác định giá trị tài sản, qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, tại điều điểm e Điều 23 Nghị định 17Z2010ZNĐ-CP về Bán đấu giá tài sản có quy định : “Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá, thì giá khởi điểm do tổ chức và cá nhân tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức quyết định. Cơ chế xác định giá trị tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng là bất động sản thơng qua thẩm định giá. Chính vì trên thực tế đó các bên khó thống nhất trong việc xác định giá trị bất động sản thế chấp, nên xác định giá trị bất động sản thế chấp thông qua tổ chức thẩm định giá là một giải pháp hữu hiệu dành cho các bên. Xác định lại giá trị tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng là bất động sản theo cơ chế linh hoạt, tự do thỏa thuận là chính. Tại thời điểm giao kết giao dịch thế chấp, để bảo đảm quyền và lợi ích của mình, các bên có thể thỏa thuận việc lựa chọn một tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị bất động sản thế chấp. Xác định lại giá trị bất động sản thế chấp là một trong những vấn đề cần lưu ý trong quá trình xử lý bất động sản thế chấp. Trong quá trình định giá bất động sản thế chấp, khơng phải lúc nào quy trình định giá cũng được diễn ra đúng như luật định, hoặc khơng có sự sai phạm chủ quan từ các chủ thể tham gia quá trình định giá tài sản.

Bên cạnh đó, khi Bộ luật Dân sự năm 2015 đã không buộc quyền tài sản phải là quyền có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự thì các quyền như quyền được cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự và các quyền tài sản khác là những quyền trị giá được thành tiền, dù không thể chuyển giao trong giao lưu dân sự cũng được xem là quyền tài sản. Như vậy, Bộ Luật dân sự đã có định nghĩa về quyền tài sản vừa liệt kê, vừa nêu đặc điểm pháp lý là “trị giá được bằng tiền”, tuy vậy nội hàm khái niệm vốn chưa phân biệt được giữa tài sản là quyền tài sản và các vật quyền trên tài sản. Bên cạnh đó, quyền tài sản là một khái niệm động, phong phú và đa dạng, cùng với sự phát triển của xã hội thì các quyền tài sản mới sẽ phát sinh và phụ thuộc vào khả năng nhận thức của con người và được pháp luật ghi nhận. Có thể thấy, vẫn còn nhiều những dạng quyền tài sản mới phát sinh mà pháp luật Việt Nam chưa có sự điều chỉnh đầy đủ ở khía cạnh là một

tài sản dưới dạng quyền tài sản, từ đó tạo điều kiện cần cho việc sử dụng bảo đảm nghĩa vụ.

Về mặt lý luận, một quyền tài sản như thế nào được xem là tài sản? Theo một định nghĩa về tài sản, trong quyển Black„s Law Dictionary, “tài sản là một từ để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu”. Với quy định hiện hành ở Việt Nam, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Như vậy, một thứ là đối tượng của quyền sở hữu có nghĩa là thứ đó có thể được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt bởi một chủ thể nào đó. Ở nhiều nước trên thế giới, quyền sở hữu gồm quyền sử dụng và quyền định đoạt, việc chiếm hữu tài sản được pháp luật các nước quy định như là một tình trạng thực tế đối với tài sản. Theo học thuyết của Harold Demsetz và thực tiễn đã cho thấy, một quyền tài sản có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Quyền tài sản có thể được nhiều người khác nhau thực hiện, và trong những trường hợp cụ thể “việc thực hiện các quyền trên khơng có ý nghĩa và thích hợp cho việc xác lập quyền sở hữu”. Từ đó, với cách nhìn này cho phép chúng ta lý giải việc các quyền thế chấp, quyền cầm cố, quyền chuyển nhượng, quyền ưu tiên thanh tốn, quyền truy địi tài sản và các quyền khác ở mức độ nào đó có thể hiểu có giá trị kinh tế nhưng khơng được xem là tài sản. Tuy nhiên, điều này khơng hồn tồn giống nhau ở các hệ thống pháp luật trên thế giới. Trong khi các nước Civil law đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất tuyệt đối, tồn vẹn, khơng thể phân chia của quyền sở hữu thì các nước Common law tiếp cận quyền tài sản từ góc độ một tập hợp các quyền đối với tài sản và ít chú trọng đến quyền sở hữu toàn vẹn. Do vậy, đối với các nước thuộc hệ thống Common law, các quyền có giá trị kinh tế đều có thể được xem là tài sản, ví dụ như quyền loại trừ, quyền chiếm hữu, quyền chuyển nhượng, quyền đăng ký nhãn hiệu, quyền khởi kiện trong các vụ án thương mại, các quyền và lợi ích khác hình thành trên cơ sở giấy phép như giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn, giấy phép kinh doanh lĩnh vực viễn thơng, các quyền thế chấp, quyền ưu tiên thanh toán cũng được xem là quyền tài sản (tài sản). Nghiên cứu cho thấy, Việt Nam xây dựng chế định tài sản chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, tức quan tâm nhiều đến yếu tố toàn vẹn của

quyền sở hữu. Nghiên cứu cũng cho thấy việc xác định các quyền nào là đối tượng của quyền sở hữu còn phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia.

Trong các rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì yếu tố quản trị rủi ro ngân hàng là rất quan trọng. Trong những trường hợp không đủ điều kiện xử lý tài sản bảo đảm thường là do nhân viên ngân hàng khơng làm đúng quy trình và quy định của ngân hàng cũng như quy định của pháp luật. Khi nhận tài sản thế chấp từ bên thứ ba, nhân viên ngân hàng cũng như ngân hàng cần phải cẩn thận hơn về khâu kiểm tra lại đối với người có tài sản như vậy sẽ tránh được khơng ít những sai sót khơng đáng xảy ra như giả mạo chữ ký, sai thông tin khách hàng. Ngân hàng cần đặc biệt lưu ý và coi đó là trường hợp bất bình thường để thẩm định chặt chẽ. Bên đứng ra bảo lãnh cho vay vốn là người thân, bạn bè của họ, những khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thì họ tìm cách thối thác dân đến ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Bởi thủ tục hay hồ sơ cho vay được thẩm định chặt chẽ, thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp, nhưng ngược lại, nếu hồ sơ cho vay có vấn đề, hợp đồng thế chấp vơ hiệu thì bên thứ ba có quyền rút tài sản ra. Hạn chế được rủi ro của ngân hàng không chỉ nằm ở tài sản bảo đảm, mà còn nằm ở việc quản trị rủi ro tín dụng. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ tranh chấp khi nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba, ngân hàng cần đặc biệt lưu ý và coi đó là trường hợp bất bình thường để thẩm định chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w