Hoàn thiện pháp luật hợp đồng tín dụng nhằm giải phóng mọi tiềm năng sẵn có

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 69 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

3.2.3 Hoàn thiện pháp luật hợp đồng tín dụng nhằm giải phóng mọi tiềm năng sẵn có

sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tài chính của các tổ chức tín dụng và khách hàng của họ, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế.

Ở Việt Nam khi mà thị trường chứng khốn cịn trong giai đoạn đầu của q trình phát triển thì tín dụng ngân hàng vẫn là một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhằm giải phóng mộ tiềm năng sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng nhằm giải phóng mọi tiềm năng sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng, sao cho nguồn tài chính này được khai thác tối đa để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng thiết yếu của xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng bất động hóa làm tiền nhàn rỗi trong xã hội. Để làm được điều này, pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng cần có những quy định tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng thông qua các cơng cụ thích hợp như: lãi suất huy động , mở rộng mạng lưới… Đồng thời pháp luật cần có những quy định theo hướng thơng thống tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận vốn ngân hàng. Đạt được mục tiêu này, tình trạng đóng băng của các dịng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được giải tỏa, sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biệnpháp bảo lãnh hoạt động tín dụng ngân hàng an tồn, hiệu quả pháp bảo lãnh hoạt động tín dụng ngân hàng an tồn, hiệu quả

chức tín dụng đã có những thay đổi tích cực trong chiến lược khách hàng từ thu hút doanh nghiệp nhà nước sang chiến lược phát triển quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh. Do vậy, tỷ trọng các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản ngày càng tăng. Từng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã chủ động lựa chọn các hình thức bảo đảm phù hợp đối với từng khách hàng, việc lựa chọn dựa trên cơ sở khả năng tài chính, uy tín và hiệu quả dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn của khách hàng. Thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định về an toàn trong hoạt động.

Thực hiện hợp đồng tín dụng trong hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng có liên quan trực tiếp và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành trong các khoảng thời gian khác nhau. Bởi vậy, khó tránh khỏi tình trạng khơng đồng bộ, chồng chéo hoặc có cách hiểu, nhận thức và hành động khác nhau.

Để đảm bảo bình ổn kinh tế vĩ mơ, thực hiện chính sách tiền tệ ổn định, bảo đảm hoạt động tín dụng ngân hàng an tồn, hiệu quả, trong những năm tới. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần phải tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các hoạt động tín dụng cần ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực nông nghiệp , nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp cũng nằm trong đối tượng thụ hưởng chính sách. Nới dần hạn mức cho vay không cần tài sản bảo đảm, mở rộng đối tượng tham gia như các hợp tác xã, tổ hợp tác chỉ cần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là có thể được cấp tín dụng ngân hàng mà không cần ngay tại địa bàn nông thôn.

Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần phải nghiêm túc tuân thủ triệt để quy định về việc ký phụ lục hợp đồng bảo đảm tiền vay khi tài sản bảo đảm

được hình thành. Vì thực tế, từ dự án trên giấy đến tài sản hình thành trong thực tế là có sự khác biệt rất lớn. Danh mục chi tiết tài sản trên dự án đến hồ sơ thực hiện (hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ xuất nhập khẩu...) và tài sản được hình thành trên thực tế là hồn tồn khác nhau. Đơi khi, danh mục tài sản ban đầu theo dõi chỉ là kê những chi tiết phụ tùng đơn lẻ, nhưng thực tế lại là một dây chuyền đồng bộ hoặc có thể nó khơng mơ tả đầy đủ , đúng khớp chi tiết tài sản, như về số series, model. .. Chính sự khơng tn thủ, khơng làm tốt việc ký phụ lục hợp đồng để mô tả lại chính xác , đúng khớp tài sản hình thành trong thực tế, sẽ dễ dàng tạo ra khả năng bị rủi ro rất lớn, xảy ra tranh chấp về tài sản giữa các bên sau này. Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng là phải có các biện pháp bảo đảm đi kèm, nhằm khắc phục những quy định chưa rõ ràng của chế định pháp luật pháp luật về bảo lãnh, các bên cần có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn biện pháp bảo lãnh sao cho hiệu quả và phát huy được tính tích cực của biện pháp bảo đảm này.

3.2.5 Hồn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biệnpháp bảo lãnh cần xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp pháp bảo lãnh cần xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp

Thực tiễn quá trình thực hiện pháp luật cho thấy, một số quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dân sự hiện hành chưa theo kịp được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, chưa tạo lập hành lang pháp lý an toàn để chủ sở hữu khai thác tối đa giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm. Thực tiễn cho thấy, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ được bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải khách quan, trung thực. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, tính tự nguyện của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản), sự phụ thuộc đó thể hiện từ việc xác định phương thức xử lý tài sản bảo đảm, giá bán tài sản bảo đảm, thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua, người trúng đấu giá tài sản bảo đảm.. Điều này dẫn đến hệ quả là việc xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn và khó có khả năng hiện thực hóa các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Mặt khác, nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn

vẫn chưa được giải quyết triệt để, do vậy, để có thể xử lý được tài sản bảo đảm và thu hồi nợ, thì bên nhận bảo đảm thường phải lựa chọn con đường tố tụng. Kết quả tổng kết thực tiễn cho thấy, việc xử lý tài sản bảo đảm theo con đường tố tụng mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp, qua nhiều cấp xét xử với nhiều quy trình tố tụng... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của bên nhận bảo đảm. Trong nhiều vụ việc, tuy bên nhận bảo đảm thắng kiện, nhưng vẫn không đảm bảo chắc chắn có thể xử lý được tài sản bảo đảm trên thực tế. Một trong những yêu cầu đặt ra là cần phải thể hiện rõ những vấn đề có tính ngun lý xun suốt để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm bằng tài sản là được quyền theo đuổi tài sản bảo đảm cho dù tài sản đó đã được bên bảo đảm bán, tặng cho chủ thể khác.

Chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 được kỳ vọng là sẽ đặt nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm Việt Nam theo hướng hiện đại nhằm khuyến khích hoạt động tài trợ vốn có bảo đảm, đáp ứng nhu cầu khơi thơng nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, khi xem xét trên hai phương diện là (i) mức độ đáp ứng yêu cầu thực tiễn và (ii) mức độ phù hợp với thơng lệ quốc tế, có thể thấy, chế định này còn chứa đựng nhiều hạn chế cần khắc phục. Phạm vi chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 bao trùm cả các biện pháp bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản, quyền được thanh toán trước) và biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh). Chế định cũng điều chỉnh cả các biện pháp bảo đảm được xác lập trên cơ sở thỏa thuận và biện pháp bảo đảm phát sinh do luật định (không dựa trên thỏa thuận của các bên) như cầm giữ tài sản, quyền được thanh tốn trước. Với phạm vi như vậy, khó có thể thiết kế chế định các biện pháp bảo đảm phù hợp với đặc điểm của từng loại biện pháp bảo đảm.

“Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân, bên nhận bảo lãnh không xác lập một vật quyền nào trên tài sản cụ thể của bên bảo lãnh, do đó, khơng đặt ra vấn đề xử lý tài sản của bên bảo lãnh hay thứ tự ưu tiên giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận bảo đảm bằng tài sản. Việc đưa các biện pháp bảo đảm bằng tài sản và biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh) vào cùng một chế định là khơng hợp lý, vì nhiều quy định

đặc thù của biện pháp bảo đảm bằng tài sản không áp dụng cho bảo lãnh. Khi xếp biện pháp bảo lãnh vào chế định này, có thể dẫn đến cách hiểu khơng đúng về bản chất của bảo lãnh, cho rằng, bảo lãnh cũng xác lập một quyền của bên nhận bảo lãnh trên tài sản của bên bảo lãnh và do đó, bên nhận bảo lãnh cũng có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh và hưởng thứ tự ưu tiên. Trong trường hợp bên bảo lãnh cũng đưa tài sản của mình ra làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì giao dịch này cần” phải được hướng dẫn rõ là sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định về cầm cố, thế chấp.

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆNHỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w