6. Kết cấu của luận văn
3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO AGRIBANK CHI NHÁNH TÂY QUẢNG NINH
3.4.2. Thực hiện các biện pháp với tài sản bảo đảm
Thứ nhất, việc rà soát các tài sản bảo đảm đối với từng khoản vay cụ thể cần
hành động và giải pháp khắc phục kịp thời. Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh cần giao cán bộ thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản mục tài sản bảo đảm được ghi nhận trên tài sản ngoại bảng với hợp đồng đảm bảo, có hệ thống lưu trữ hồ sơ và thực hiện tái định giá tài sản đảm bảo theo định kỳ, có thể 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần. Việc giám sát hành vi của cán bộ tín dụng và lãnh đạo các tổ chức tín dụng cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng thương mại đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản bảo đảm lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng hay hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ khi khách hàng chưa đủ điều kiện vay, thậm chí yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình trong các phán quyết tín dụng. Do đó, cần phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi cán bộ tín dụng móc ngoặc với khách hàng.
Do vậy, Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh cần phải tổ chức lại hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội bộ theo mơ hình hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc hội sở chính, độc lập hồn tồn với các chi nhánh nhằm đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, phát huy hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ. Để thuận tiện cho hoạt động kiểm tra và theo dõi, có thể đặt văn phịng của hệ thống kiểm tra nội bộ tại các cụm, miền trong cả nước.
Thứ hai, cần có quy định rõ ràng cụ thể về việc xử lý tài sản đảm bảo trong từng hợp đồng cũng như ban hành quy chế xử lý tài sản đảm bảo riêng của Ngân hàng trên cơ sở những quy định của pháp luật. Quy chế này cần được phổ biến cho khách hàng, cán bộ nhân viên ngân hàng hiểu và thực hiện