Về quyền và nghĩavụ của các bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng ngân

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 74 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP

3.3.2 Về quyền và nghĩavụ của các bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng ngân

hàng.

Cần sớm lại bỏ quy định quyền của khách hàng được quyền khiếu kiện tổ chức tín dụng từ chối cấp tín dụng mà khơng có căn cứ Quy định này lại một lần nữa vi phạm quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng ảnh trong đó quyền tự do giao kết hợp đồng hợp đồng phải được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí của các bên chủ thể khơng bên nào ép bên nào. Do đó, nếu bên tổ chức tín dụng khơng muốn thiết lập quan hệ với một khách hàng nào đó cũng là quyền của tổ chức tín dụng thì họ có quyền từ chối mà không cần cần đưa ra lý do nhà nước khơng có quyền can thiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì quyết định trên hồn tồn khơng phù hợp cần được sớm loại bỏ.

Cần bổ sung thêm quy định tổ chức tín dụng có quyền được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu khách hàng bị đe dọa bởi điều kiện tài chính nhờ là khơng có khả năng trả nợ khả năng tài chính bảo đảm trả nợ là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tín dụng quyết định cho khách hàng vay vốn và đây cũng là đảm bảo quan trọng nhất để tổ chức tín dụng quyết định cho khách hàng vay vốn hàng đảm bảo trả nợ trong suốt thời gian vay vốn là một trong các điều kiện vay vốn nhưng lại khơng quy định quyền tổ chức tín dụng được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn bạn nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng tổ chức tín dụng phát hiện khả năng tài chính của khách hàng giảm sút khơng có khả năng trả nợ Giả sử Ngân hàng và tổ chức trực tuyến dụng thỏa thuận cho vay theo hạn mức tín dụng và trả tiền lãi và gốc một lần vào cuối kỳ thì nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng tổ chức tín dụng phát phát hiện khả năng tài chính của khách hàng sản xuất khơng có khả năng trả nợ nếu trong hợp đồng khơng có thời gian này thì tổ chức tín dụng vẫn phải phải đều đặn cấp tín dụng cho khách hàng mà khơng có quyền chấm dứt trước thời hạn theo điều 26.1.d Quy chế cho vay quy định tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho việc cho vay thu hồi trước thời hạn khi phát triển khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật và vi phạm hợp đồng tín dụng.

Với tư cách là trung gian tài chính, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được xác định trên cơ sở lãi suất tiền gửi, chi phí huy động vốn, chi phí cho vay,

thời hạn vay, uy tín khách hàng … và chịu sự tác động cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các tổ chức tín dụng thường áp dụng mức lãi suất cho vay khac nhau đối với khách hàng. Đây chính là lý do để Ngân hàng Nhà nước đổi từ chính sách cho vay từ khống chế mức lãi suất tối đa sang tự do hóa lãi suất trên cơ sở cung cầu của thị trường. Đây là một quy định phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường nước ta, thể hiện rõ quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Theo đó, lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước ấn định chỉ là cơ sở để các tổ chức tín dụng cơng bố mức lãi suất cho vay tùy theo đối tượng khách hàng và theo diễn biến của thị trường. Điều này phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã đến lúc cấp bách. Trong Nghị định mới về giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo lãnh cần được hướng dẫn chi tiết hơn và làm rõ các vấn đề mà Bộ luật Dân sự năm 2015 cịn quy định mang tính khái qt:

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo lãnh, làm rõ hơn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã bổ sung quy định giải thích về trường hợp người nhận bảo lãnh được quyền thực hiện việc xử lý tài sản của người bảo lãnh khi người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận. Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh khơng có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh tốn nghĩa vụ được bảo lãnh, thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.

Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ khi các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mới có thể được thực hiện. Cịn các trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì việc buộc bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh

xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh là rất khơng có tính khả thi. Nên chăng, cần phải hướng dẫn để bổ sung quyền của bên nhận bảo lãnh được yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp bên bảo lãnh cố tình khơng giao tài sản để xử lý nhằm bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh của họ đối với bên nhận bảo lãnh. Được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành việc thu giữ tài sản bảo đảm; được thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm; được yêu cầu chủ sở hữu và người giữ tài sản bảo đảm cung cấp thông tin, thực hiện việc bảo quản, bàn giao, thu giữ tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, bên nhận bảo lãnh cũng được đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm; được yết thị thơng báo tại nơi có tài sản bảo đảm; được thơng báo cho các tổ chức, cá nhân hữu quan và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng về việc thu giữ tài sản; được sử dụng các biện pháp để di chuyển tài sản bảo đảm đến nơi khác; được kê biên, phong tỏa, niêm phong để áp đặt quyền quản lý, trông giữ, bảo vệ tài sản bảo đảm...

Bổ sung một số quy định để giải thích và hồn thiện hơn chế định pháp luật về bảo lãnh, bao gồm: Bổ sung các quy định về điều kiện đối với bên bảo lãnh, trong đó đặc biệt là khả năng thanh toán nợ; các trường hợp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt đối với biện pháp bảo lãnh; giới hạn của biện pháp bảo lãnh so với giá trị của nghĩa vụ được bảo lãnh; hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo lãnh khơng có tài sản để bù trừ nghĩa vụ được bảo lãnh. Đó một người nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ của một người khác và cam kết thực hiện nghĩa vụ đó nếu người được bảo lãnh khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ. Và bổ sung thêm các quy định nhằm bảo vệ người bảo lãnh; quy định về việc bên nhận bảo lãnh phải có nghĩa vụ thông tin cho bên bảo lãnh về giá trị của nghĩa vụ được bảo lãnh, khả năng tài chính của bên được bảo lãnh; quy định về việc bên bảo lãnh có thể viện dẫn tất cả những vi phạm về hình thức, nội dung mà bên được bảo lãnh có thể viện dẫn để khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh

Theo điều 342 Bộ Luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên được bảo lãnh đã dùng tồn bộ tài sản của

mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh nhưng vẫn không đảm bảo trọn vẹn việc thực hiện nghĩa vụ. Các quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh cũng cần được hướng dẫn cụ thể hơn để bên được bảo lãnh cũng như bên bảo lãnh phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cũng như nghĩa vụ bảo lãnh Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì cần có quy chế pháp lý để đảm bảo cho bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại một cách hiệu quả trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh.

Cần hướng dẫn để phân biệt trường hợp sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản của người thứ ba theo khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự năm 2015 về phạm vi bảo lãnh quy định: “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Tuy nhiên, việc cầm cố thế chấp tài sản này hồn tồn khơng giống với trường hợp cầm cố, thế chấp tài sản của người thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Với cơ chế cầm cố, thế chấp tài sản của người thứ ba, bên thứ ba dùng tài sản của mình để bảo đảm trực tiếp nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền (bên nhận cầm cố, thế chấp) và nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm, bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ được bảo đảm, bên thế chấp không phải thanh tốn phần cịn thiếu. Cịn việc cầm cố hay thế chấp tài sản cụ thể thuộc sở hữu của bên bảo lãnh là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Khi người bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ được bảo đảm, bên thế chấp không phải thanh tốn phần cịn thiếu khi người bảo lãnh khơng thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản cầm cố,

thế chấp để thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Về ngun tắc thì biện pháp bảo lãnh khơng thuộc đối tượng đăng ký để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, trong khi biện pháp cầm cố, thế chấp lại thuộc đối tượng đăng ký. Trong trường hợp bên bảo lãnh cầm cố hay thế chấp một tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, thì tài sản này cần được đăng ký giao dịch bảo đảm và có thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy chế của cầm cố hay thế chấp. Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình xây dựng Nghị định mới về giao dịch bảo đảm, cần tham khảo kỹ các quy định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Pháp về thứ tự ưu tiên giữa các chủ thể có quyền lợi được đăng ký với các chủ thể có quyền lợi khơng thuộc đối tượng đăng ký.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w