Vai trị của Hiệp định thuận lợi hố thương mại đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 33 - 34)

1.1. Khái quát về Hiệp định thuận lợi hố thương mại của WTO

1.1.3.2. Vai trị của Hiệp định thuận lợi hố thương mại đối với Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là một trong các nền kinh tế cĩ mức độ mở cao trên phạm vi thế giới, tuy nhiên lại phải chịu tác động từ việc thực hiện thủ tục hải quan và và thủ tục tại biên giới kém hiệu quả, dẫn đến việc trì hỗn và kéo dài thời gian lưu thơng hàng hĩa lại các cảng biển và cửa khẩu. Điều này ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), Việt Nam thuộc nhĩm nước tham nhũng cao. Những năm qua, tuy đã cĩ nhiều nỗ lực trong phịng, chống tham nhũng, nhất là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơng khai, minh bạch các thơng tin về quy định và thực hiện thủ tục hành chính nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhĩm cuối của bảng xếp hạng.

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 về thời gian thực hiện thủ tục hải quan cho thấy trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại của doanh nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hải quan chiếm tới 28%. Thời gian trung bình để thực hiện thơng quan, tính từ thời điểm đăng ký thơng quan đến lúc hàng hĩa được thơng quan là 37 giờ, 37 phút và 55 giây (USAID, 2020, tr.23).

Các dịch vụ y tế và dịch vụ đặc biệt, bên cạnh các thủ tục hải quan, cũng là một yếu tố dẫn đến việc kéo dài thời gian lưu thơng hàng hĩa – đồng thời tăng chi phí – cho các thương nhân. Khoảng 30 đến 35% hàng hĩa xuất nhập khẩu (hơn

100.000 hàng hĩa) được ghi nhận phải thơng qua kiểm tra đặc biệt, ví dụ như kiểm tra rà sốt thuốc giả cĩ thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ quan biên giới hoạt động thiếu hiệu quả, thủ tục hải quan phức tạp và các rào cản thương mại khác khiến cho doanh nghiệp ở mọi quy mơ đều gặp khĩ khăn khi thực hiện giao thương quốc tế, nhất là đối với các doanh

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đĩ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ TFA, bởi hiện tại thủ tục hải quan đang là một trong những vấn đề gây nhiều cản trở nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất - nhập khẩu. Theo nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Việt Nam hiện đang đứng thứ 65/189 nước về thủ tục hải quan, chỉ cần giảm 1 ngày trong thủ tục hải quan cĩ thể tiết kiệm cho các doanh nghiệp tới 1,6 tỷ USD (Trần Hữu Huỳnh, 2014).

Trong trường hợp TFA được thực thi 100% tại Việt Nam, chi phí hải quan hàng năm của Việt Nam được dự kiến giảm xuống cịn 130 triệu USD vào năm 2035, và doanh thu từ thuế quan hàng năm sẽ tăng trưởng lên mức 1,7 tỷ USD mỗi năm (USAID,2017 (b)).

TFA được dự kiến cĩ thể làm giảm tới 20% chi phí thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế (AmCham 2019).

Ngồi ra, như đã phân tích tại Mục 1.1.3.1, ngồi các lợi ích liên quan thủ tục hải quan, TFA cịn đem lại nhiều lợi ích khác đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển như làm đa dạng hĩa hàng hĩa xuất khẩu, rút ngắn thời gian giao hàng, tăng vốn đầu tư nước ngồi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị thị trường quốc tế. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng sẽ dự kiến được hưởng các lợi ích này từ hiệp định. Bên cạnh đĩ, các lợi ích đem lại cho nhà nước Việt Nam như tăng hiệu quả thu thuế và giảm thiểu tham nhũng cũng là những lợi ích đáng chú ý.

Một phần của tài liệu Hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w