2.3. Đánh giá thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hố thương mại của Việt
2.3.3.3. Doanh nghiệp chưa nhận thức tầm quan trọng của TFA
Doanh nghiệp thường chú trọng quan tâm đến các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại ghi nhận những nội dung trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp như cắt giảm mức thuế quan, quy định về quy tắc xuất xứ hàng hĩa. Những lợi ích doanh nghiệp được hưởng từ các Hiệp định như EVFTA, CPTPP thường cĩ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Thay vào đĩ, đối với TFA, các biện pháp thuận lợi hố thương mại thường được ghi nhận chủ yếu tại các quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động thương mại hàng hĩa, và chỉ cĩ ảnh hưởng về mặt lâu dài, chưa nhìn thấy ngay được lợi ích trước mắt dành cho doanh nghiệp.
Do hiện tại hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hồn tồn tương thích với Hiệp định, địi hỏi cần cĩ sự điều chỉnh, bổ sung đối với các văn bản pháp luật. Như đã phân tích, các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp, mà khơng chú trọng cũng như dành thời gian để tham gia gĩp ý bổ sung, điều chỉnh pháp luật. Trong tầm nhìn của doanh
nghiệp tại Việt Nam, việc điều chỉnh nội dung của các quy định pháp luật thường phụ thuộc vào cơ quan nhà nước, và các doanh nghiệp ít khi đĩng gĩp, bày tỏ quan điểm của mình trong vấn đề xây dựng hành lang pháp lý.
Chính phủ Việt Nam và các cơ quan ban ngành liên quan chưa thực sự chú trọng đến việc phổ biến kiến thức về TFA tới doanh nghiệp. Hiện tại, việc ghi nhận và lên kế hoạch thực hiện TFA mới chỉ giới hạn tại Quyết định 1969/QĐ-TTg, cũng như chỉ cĩ một vài