2.3. Đánh giá thực trạng thực thi Hiệp định thuận lợi hố thương mại của Việt
2.3.3.6. Thiếu tập trung, chủ động trong việc thực thi Hiệp định từ cơ quan ban
Chính phủ Việt Nam chưa đặt sự quan tâm và chú trọng đúng mức dành cho việc thực thi TFA. Kể từ khi Việt Nam thơng qua hiệp định, cĩ thể thấy Việt Nam vẫn cịn trì hỗn và chậm trễ trong việc phổ biến và thực thi TFA. Trái lại, Việt Nam đặt sự chú ý và tập trung vào các hiệp định thương mại khu vực khác như EVFTA, CPTPP và gần đây nhất là RCEP. Đã cĩ nhận xét cho rằng Việt Nam hiện đang khơng ghi nhận nội dung tạo thuận lợi thương mại là một trong những mục tiêu chiến lược trong kế hoạch hội nhập quốc tế của Việt Nam (Scherbey, 2014).
Việt Nam chưa thực sự chủ động cũng như thể hiện rõ mức độ chú trọng và ưu tiên của mình trong việc thực thi các cam kết trong TFA nĩi riêng và triển khai các biện pháp thuận lợi hố thương mại nĩi chung. Như đã phân tích tại các phần trước đĩ, Việt Nam hiện đang khá trì trệ và thờ ơ đối với việc thực thi các cam kết trong TFA. Trong khi đĩ, trái lại, quốc gia láng giềng của Việt Nam là Lào lại thể hiện sự quan tâm và chú trọng đặc biệt đối với việc thực hiện triển khai thuận lợi hố thương mại, cũng như triển khai thực thi các cam kết trong TFA. Việc ghi nhận mục tiêu thuận lợi hố thương mại như một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển kinh tế của Lào đã khiến Lào trở thành đối tượng được đánh giá cao bởi các tổ chức thương mại quốc tế, cũng như các quốc gia phát triển. Chính vì thế, Lào đã được ưu tiên nhận được các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật, giúp đỡ về xây dựng chính sách để Lào cĩ thể thực hiện hiệu quả được các cam kết của mình về thuận lợi hố thương mại.