Chỉ số đo lường hiệu suất thiết bị toàn bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quản lý bảo trì thiết bị công nghiệp trong nhà máy số (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP

1. Tổng quan về bảo trì

2.6 Chỉ số đo lường hiệu suất thiết bị toàn bộ

Ước tính một cách chính xác khả năng sử dụng máy móc, thiết bị là rất quan trọng trong cơng ty hoạt động các ngành thâm dụng vốn bởi vì các nhà quản lý mong muốn tận dụng các máy móc một cách hiệu quả nhất để nhanh chóng lấy lại vốn đầu tư của họ. Dựa trên việc tính tốn khả năng tận dụng máy móc các nhà quản lý sẽ xác định được thời gian tổn thất và cố gắng hạn chế các tổn thấy đó. (Jeong and Philip (2001)). Nhưng, chưa có sự thống nhất trong cách đo lường tại nhiều cơng ty. Có nhiều cách tiếp cận đưa ra nhưng hầu hết chúng đều đưa ra cách đo lừơng phức tạp tronh nhiều mức độ cấp bậc (hiearchial levels) tồn tại (Jonnsson and Lesshammar, 1999). OEE là tiêu chuẩn đo lường khá đơn giản (simple metric) phản ảnh ngay hiện trạng quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nó là một cơng cụ đặc trưng (multifaced tool) cho phép nhà quản lý hiểu được nhiều vấn đề trong q trình sản xuất và các vấn đề đó ảnh hưởng lên tồn bị q trình như thế nào (Bangar et al,2013). Theo Robinon and Ginder (1995, as cited Pomorki, 2004 p.77) OEE là công cụ đo lường hiệu quả hướng đến sự cải thiện trong nhà máy. Nó tập trung vào xây dựng nhà máy khơng có tổn thất (Plant on the concepts of 0-waste). Theo Nakaiima (1998, as cited Tsarouhas, 2007) việc đo lường OEE chính là một cách hiệu quả giúp phân tích hiệu suất của máy đơn lẻ hay một hệ tích hợp nhiều thiết bị , nó đo lường khả năng sẵn sàng ,tỷ lệ hiệu suất , tỷ lệ chất lượng.

Chỉ số Hiệu suất thiết bị toàn bộ (OEE-Overall Equipment Effectiveness) tối thiểu phải

đạt được là 85 %:

Chỉ số đo hiệu quả hoạt động của máy móc:

- Khả năng sẵn sàng (Availability) - lượng thời gian một thiết bị có thể hoạt động tối

đa sau khi đã trừ đi thời gian dừng máy bắt buộc Công thức:

Mức hữu dụng = ((tổng số thời gian sản xuất có thể - thời gian chết) × 100) / (tổng số thời gian sản xuất có thể)

Hiệu suất thực hiện (Performance efficiency) - sản lượng thực tế của máy khi hoạt động so với năng suất thiết kế tối đa hay sản lượng tối đa trong điều kiện hoạt động liên tục.

Công thức: Hiệu suất (%) = (số sản phẩm sản xuất được × 100) / (số sản phẩm có thể sản xuất)

Chất lượng của sản phẩm (Quality): là tỷ lệ sản phẩm chấp nhận được trên tổng số sản phẩm được sản xuất (bao gồm cả sản phẩm hỏng)

Công thức:

Chất lượng (%) = ((số sản phẩm sản xuất - số khuyết tật) × 100) / (số sản phẩm sản xuất)

-Chỉ số đo lường hiệu quả của TPM hay sử dụng là OEE (Mức hữu dụng thiết bị toàn phần = Overall Equipment Effectiveness) dựa trên cả ba tiêu chí nêu trên: Khả năng sẵn sàng, hiệu suất thực hiện và chất lượng.

Công thức: OEE = Khả năng sẵn sàng x Hiệu suất x Chất lượng

Ví dụ: nếu mức hữu dụng là 100%, hiệu suất thực hiện là 75%, và chất lượng là 75% thì: OEE = 100% * 75%* 75% = 56%.

Như vậy, ngay cả khi máy móc hoạt động với 100% thời gian nhưng nếu hiệu suất và chất lượng của sản phẩm khơng tốt thì OEE cũng khơng tốt.

Theo Gupta and Garg (2012), các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng OEE trung bình của các nhà máy sản xuất vào khoảng 60 %. Đối với các nhà máy được

quản lý tốt theo chuẩn thế giới phải có OEE khoảng 85 % trở lên, với các yếu tố cấu thành như sau:

Chỉ số khả năng sẳn sàng: 90 % Chỉ số hiệu suất là: 95 %

Chỉ số chất lương: 99.99 %

Để tính được các chỉ số trong OEE, nhà quản lý cần xác định được 6 tổn thất lớn trong OEE như sau:

Tổn thất 1 - Hỏng hóc của máy móc, thiết bị:

Hỏng hóc của máy móc, thiết bị là tổn thất dễ dàng nhìn thấy nhất trong hoạt động sản xuất bởi tính bất thường và sự tác động rõ ràng của nó đến hoạt động sản xuất liên tục trong nhà máy. Các trường hợp xảy ra tổn thất này bao gồm hỏng hóc của khn/gá, các hoạt động bảo dưỡng khơng năm trong kế hoạch, hỏng hóc chung về cơ/điện hoặc bộ phận của thiết bị hoặc các trường hợp thiết bị không vận hành theo yêu cầu (chức năng/thông số công nghệ), …

Tổn thất này được xếp vào nhóm “Tổn thất dừng máy” trong OEE. Tổn thất 2 – Thiết lập và điều chỉnh thiết bị:

Tổn thất về thiết lập và điều chỉnh thiết bị thường được cảm nhận ít rõ ràng hơn trong quá trình sản xuất. Một trong những lý do cho việc này có thể là sự “tiêu chuẩn hóa” việc thiết lập và điều chỉnh thiết bị trong các quy trình sản xuất. Các ví dụ minh họa cho tổn thất này bao gồm thiết lập & khởi động vào đầu ca, khi thay đổi đơn hàng, thay đổi khuôn gá, thay đổi thông số công nghệ, thiếu/thay đổi nguyên liệu.

Tổn thất này được xếp vào nhóm “Tổn thất dừng máy” trong OEE. Tổn thất 3 - Dừng vặt khi vận hành thiết bị:

Các trường hợp dừng vặt, để phân biệt với các tình huống hỏng hóc, thường bao gồm các sự cố gây ra thời gian dừng máy ngắn – ví dụ dưới 5 phút – và thường khơng u cầu sự có mặt của nhân viên kỹ thuật/bảo dưỡng. Các tình huống thực tế có thể bao gồm sự cố với dòng chảy trên dây chuyền, bị kẹt/tắc, sự cố với phần nạp liệu/dẫn hướng, nhầm vật tư/nguyên liệu, bộ phận cảm biến bị che khuất, sự cố nhỏ ở các công đoạn sau, ….

Tổn thất này được xếp vào nhóm “Tổn thất tốc độ” trong OEE. Tổn thất 4 - Thiết bị vận hành với tốc độ thấp:

Trong một số trường hợp, thiết bị được vận hành ở tốc độ thấp hơn so với thiết kế/tiêu chuẩn gây ra tổn thất đối với OEE. Một số tình huống gặp phải của tổn thất này có thể là vận hành thiết bị ở điều kiện không phù hợp (môi trường, nguyên liệu, …), vận hành thiết bị ở vận tốc thấp hơn vận tốc thiết kế hoặc tiêu chuẩn vận hành, thiết bị/linh kiện bị dơ/rão/mòn, nhân viên vận hành thiếu năng lực.

Tổn thất này được xếp vào nhóm “Tổn thất tốc độ” trong OEE. Tổn thất 5 – Sai lỗi khi khởi động:

Khi khởi động hoặc điều chỉnh thiết bị, tổn thất với OEE không chỉ nằm ở chỗ dừng máy mà còn gây ra tổn thất khi tạo ra các sản phẩm sai lỗi. Các sản phẩm lỗi này có thể được phát hiện ngay để loại bỏ, sửa chữa hoặc có thể bị đi lọt vào các q trình tiếp theo và gây tác động lớn hơn đến chất lượng.

Tổn thất này được xếp vào nhóm “Tổn thất chất lượng” trong OEE. Tổn thất 6 – Sai lỗi trong sản xuất:

Tổn thất này bao gồn các sản phẩm sai lỗi được tạo ra khi thiết bị được cho là hoạt động trong tình trạng “bình thường” và biểu hiện qua các sản phẩm phải làm lại ngay tại công đoạn, phế liệu và các sự cố chất lượng ở những công đoạn tiếp theo khi các sản phẩm lỗi bị lọt lại.

Tổn thất này được xếp vào nhóm “Tổn thất chất lượng” trong OEE./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quản lý bảo trì thiết bị công nghiệp trong nhà máy số (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)