Mối quan hệ giữa áp dụng TPM và hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quản lý bảo trì thiết bị công nghiệp trong nhà máy số (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP

1. Tổng quan về bảo trì

2.7 Mối quan hệ giữa áp dụng TPM và hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị

bị

Nghiên cứu của Jain et al (2012) nghiên cứu tại công ty M/S JAI MATA Di INDUSTRIES cho thấy sau thời gian ngắn công ty triển khai áp dụng TPM vào thực tế công ty cho thấy kết quả cải thiện OEE. Trước khi áp dụng TPM, OEE chỉ khoảng 50%, nhưng sau 1 tháng áp dụng chỉ số này đã tăng lên hơn 70%. Bảng 2.3 So sánh OEE của máy trước và sau áp dụng TPM tai M/S JAI MATADi INDUSTRIES

Chỉ số OEE Trước áp dụng TPM Sau khi áp dụng TPM

Tháng 1 năm 2012 Tháng 2 Năm 2012 Áp dụng từ 15/3 đến 14/4 cho

kết quả như sau

OEE Máy 1 40% 41% 72%

OEE Máy 2 40% 41% 72%

OEE Máy 3 40% 44% 72%

OEE Máy 4 50% 53% 71%

OEE Máy 5 50% 50% 73%

Nguồn: International Journal of IT, Engineering and applied Science Research, [ 10]

Hay một nghiên cứu Bangar et al (2013) thực hiện tại công ty Jamna Auto industries Limited tại Ấn Độ. Trước khi áp dụng TPM chỉ số OEE cũng rất cao khoảng 85% đây mà mục tiêu mà nhiều công ty đang hướng tới, điều này cho thấy việc quản lý tại công ty cũng khá tốt, nhưng sau khi áp dụng TPM chỉ số OEE đã tăng lên hơn 90%. Điều này cho thấy hiệu quả của việc áp dụng TPM sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt

động máy móc, thiết bị, cụ thể hơn là sự cải thiện OEE tại doanh nghiệp.

Bảng 2.4 So sánh chỉ OEE của máy trước và sau áp dụng TPM tai công ty Jamma

Nguồn: International Journal of Emerging Technology and Advanced Enginneering,[5]

Trong những tổ chức chưa đạt hiệu quả trong sản xuất, và thiếu hiệu quả hay hoạt động bảo trì thì áp dụng TPM là hoàn toàn cần thiết (Maggard and Rhyne,1992). Từ những minh hoạt thực tế trên cho thấy việc áp dụng TPM sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị.

Các bài học kinh nghiệm khi triển khai TPM từ các nghiên cứu.

Việc triển khai áp dụng TPM là một q trình thay đổi khó khăn trong tổ chức. Giữa các thành cơng được ghi nhận, cịn rất nhiều những thất bại chưa được ghi nhận. Trong rất nhiều trường hợp sự thay đổi trong tổ chức không đem lại đem lại kết quả như mong đợi (Ljungberg,1998). Theo Chen and Meng (2011) nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra các vấn đề mà các doanh nghiệp tại Trung Quốc gặp phải khi áp dụng TPM

Thiếu sự hỗ trợ từ các nhà quản lý. TPM yêu cầu tất cả toàn bộ cá nhân trong tổ chức từ nhà quản lý, đến nhân viên điều hành tham gia vào các hoạt động TPM, nhưng các nhà quản lý nhà máy tại Trung Quốc ít quan tâm đến quản lý thiết bị.

Thiếu sự triển khai 5S làm nền tảng của TPM. Thiếu các hoạt động tự quản của đội TPM

Theo nghiên cứu Fang (2000) tại 4 công ty tại Anh đã chỉ ra các rào cản trong việc triển khai TPM chưa thành công:

Thiếu sự hỗ trợ từ nhà lãnh đạo

Trước áp dụng TPM Sau khi áp dụng TPM

Tháng 11 năm 2012 Tháng 12 Năm 2012 Tháng 1 Năm 2013 Tháng 2 Năm 2013 Khả năng sẵn sàng (%) 94.48 90.87 94.89 98.06 Hiệu suất (%) 92.22 95.12 98.12 98.33 Chất lượng (%) 98.07 97.49 99.29 99.36 OEE (%) 85.45 84.26 92.52 95.47

Ngân sách phân bổ chưa đủ thực hiện.

Sự co cụm trong hoạt động quản lý ban đầu, cũng như sự thay đổi trong tổ chức. Các rào cản này đã ảnh hưởng lên sử dụng khơng hiệu quả hoạt động bảo trì. Các kiến nghị được nhà nghiên cứu đưa ra:

Cần có sự hỗ trợ và cam kết từ các nhà lãnh đạo về TPM

Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động TPM ví dụ như thêm nhân lực, huấn luyện. Thay đổi nhiệm vụ, cụ thể giao nhiệm vụ cho các nhân viên vận hành có trách nhiệm tự quản máy móc.

Xây dựng kênh giao tiếp, và hợp tác giữa bộ phận phụ trách vận hành và bộ phận bảo trì.

Nghiên cứu của Aspinwall and Elghairb (2013) việc thực hiện TPM tại các doanh nghiệp có qui mơ lớn và vừa tại Anh chỉ ra 4 khó khăn mà họ phải gặp phải khi thực hiện TPM đó là các yếu tố thuộc về văn hóa, quản lý, thực hiện và vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Kết quả cho thấy sự thay đổi văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc áp dụng TPM điều này có nghĩa là sự thành cơng của TPM cần sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo để vựơt qua sự chống cự thay đổi đến từ nhân viên và các nhà quản lý cấp trung. Nghiên cứu cũng đã chỉ ro ảnh hưởng yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực lên quá trình triển khai TPM. Cụ thể, ảnh hưởng tiêu cực là nhân viên dùng chuẩn mực văn hóa cũ để giải quyết vấn đề. Trong khi đó ảnh hưởng tích cực chính là mơi trường làm việc đồng đội (Teamwork) được phát huy trong quá trình triển khai TPM. Nghiên cứu khác của Ahuja and Khamba (2008) tại các công ty Ấn Độ đã chỉ ra các khó khăn mà các doanh nghiệp tại đây phải đổi diện khi thực hiện TPM được phân loại thành các nhóm, nhóm khó khăn thuộc về tổ chức, nhóm khó khăn về mặt hoạt độn, khó khăn về mặt tài chính. Từ đó tác giả kiến nghị muốn triển khai thành công

TPM trong mơi trường Ấn Độ thì tổ chức phải sẵn sàng thay đổi bản thân, tạo ra sự hỗ trợ TPM. Sự đóng góp nhà lãnh đạo và các nhà quản lý cấp trung là rất cần biết, họ phải biết cách vận dụng sự thành cơng bước đầu TPM trong các tình huống khác nhau để khuyến khích tồn nhân viên tham gia quá trình sản xuất và hoạt động bảo trì thiết bị từ đó giúp hoạt động sản xuất thơng suốt không bị gián đoạn, gia tăng chất lựợng sản phẩm, giải chi phí vận hành.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solving Efoco (2012) đã chỉ ra các thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi triển khai TPM là thiếu cam kết

của lãnh đạo, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp cũng như trình độ cơng nhân và sự xốn trộn nhân sự.

Tóm lại, qua các kết quả nghiên cứu trên, tác giả các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện đế q trình triển khai TPM được thành cơng:

Cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo cấp cao trong việc hỗ trợ nguồn lực như nhân lực và tài chính cho q trình triển khai TPM.

Xây dựng nền tảng TPM thông qua việc triển khai 5S.

Xây dựng văn hóa mới hỗ trợ cho q trình TPM, cụ thể xây dựng “văn hóa chấp nhận cái mới” nhằm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai TPM. [4]

Kết Luận chương 2 : Tóm lại, tồn bộ chương 2 đã hệ thống toàn bộ lý thuyết về bảo trì và phương pháp bảo trì hiệu suất tồn diện (TPM). Ngoài ra, trong chương 2 giới thiệu chỉ số đo lừờng hiệu quả máy móc thiết bị (OEE), chỉ rõ mối quan hệ giữa việc áp dụng TPM và nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị. Cuối chương 2 tác giả trình bày các bài học kinh nghiệm thực tế áp dụng TPM tại các nghiên cứu trên thế giới ở các nước có nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quản lý bảo trì thiết bị công nghiệp trong nhà máy số (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)