2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng
2.3.2. Các nhân tố khách quan
- Hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế của nhà nƣớc về giáo dục đại học Công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên của Trƣờng đang chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực đào
tạo, phát triển đội ngũ giảng viên. Trong thời gian vừa qua, việc ra quyết định về cơ chế tự chủ tài chính và việc thay đổi chính sách tuyển sinh đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên trƣờng ĐH Mỏ Địa chất.
Thực hiện các đề án đổi mới cơ chế tài chính, đề án học bổng và học phí của sinh viên; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, chất lƣợng cao, chi phí thấp, khuyến khích các trƣờng đại học liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo; xây dựng các trung tâm đào tạo dự báo nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội… Trong thời gian vừa qua trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất đã thực hiện: (1) tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, học tập và nghiên cứu khoa học làm cho cơ sở vật chất của nhà trƣờng khang trang, hiện đại hơn; (2) đã chủ động trích lập quỹ đầu tƣ phát triển, mua sắm tài sản và xem là giải pháp nâng cao chất lƣợng học đi đôi với hành và cũng là cơ sở để mở rộng, phát triển hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu, nâng mức thu nhập cho ngƣời đội ngũ giảng viên; (3) đã mở rộng quy mơ, đa dạng hóa các ngành nghề, cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, mời chuyên gia nƣớc ngoài tham gia giảng dạy tại trƣờng hoặc tổ chức liên kết với nƣớc ngoài để thu nhập tăng thêm của ngƣời lao động, các trƣờng đã đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn tăng thu nhập cho đội ngũ giảng viên nói riêng và cán bộ giảng viên của Trƣờng nói chung.
Bên cạnh đó, việc tự chủ tài chính đã giúp ngƣời dạy có thể làm mọi việc liên quan đến quá trình dạy học mà cơ sở đào tạo đã quy định công khai và thực thi những quyền hạn đã đƣợc cụ thể hoá trong quy chế tổ chức và hoạt động của học chế đƣợc nhà trƣờng và cấp có thẩm quyền thơng qua và tự đánh giá theo các quy định đó. Giúp các giảng viên đại học hoàn thành tốt ba nhiệm vụ truyền thống của mình là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Các năng lực của giảng viên đại học đƣợc nâng cao liên tục nhƣ: Ham hiểu biết tri thức mới, làm chủ tri thức; Hiểu biết về quá trình học ở đại học; Hiểu sinh viên học tập nhƣ thế nào; Quan tâm đến sự phát triển của sinh viên; Ln nâng cao trình độ chun mơn; Sẵn sàng cộng tác với đồng nghiệp và học tập từ đồng nghiệp; Luôn rút ra kinh nghiệm thực tế chuyên mơn.
Tuy nhiên, việc tự chủ tài chính cũng gặp phải những khó khăn nhƣ việc chi trả lƣơng cho đội ngũ giảng viên của Trƣờng vẫn phải tính theo hệ số lƣơng cơ bản do nhà nƣớc quy định, điều này đã gây khó khăn cho Trƣờng trong việc nâng cao thu nhập và thu hút các giảng viên giỏi về làm việc cho nhà trƣờng cũng nhƣ việc giảng viên khơng thể tự trang trải kinh phí cho q trình học tập bồi dƣỡng chun mơn nghiệp vụ kể cả nƣớc ngồi lẫn trong nƣớc mà cịn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí đƣợc hỗ trợ từ nhà trƣờng nên việc nâng cao trình độ cịn mang tính thụ động.
Chính sách tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã gây ra hiện tƣợng số lƣợng sinh viên nhà trƣờng tuyển đƣợc đã giảm đáng kể. Hiện nay, chỉ có một số ngành nghề tuyển sinh đạt chỉ tiêu đề là là Quản trị kinh doanh, Kế tốn doanh nghiệp, Cơng nghệ thơng tin, Cơ điện…, việc tuyển sinh của một số ngành nghề truyền thống của Trƣờng gặp khơng ít khó khăn, số lƣợng sinh viên tuyển sinh đƣợc không những không đảm bảo chỉ tiêu đề ra mà còn là rất thiếu. Điểm tuyển sinh của Trƣờng có xu hƣớng thấp tƣơng đối so với một số trƣờng lân cận và thấp dần dẫn đến nhận thức của sinh viên cũng có những hạn chế nhất định. Thực tế này đã gây khơng ít trở ngại cho việc tổ chức phân cơng giảng dạy cho giảng viên, đại đa số thiếu giờ lên lớp trừ một số ngành có sinh viên theo học. Sinh viên ít, nhận thức và ý thức giảm xuống, giờ lên lớp khơng có nhiều nên giảng viên cũng cảm thấy chán nản và khơng cịn đầu tƣ nhiều tâm huyết cho bài giảng hay đầu tƣ sáng tạo cái mới nữa. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng đội ngũ giảng viên.
- Yếu tố văn hóa xã hội và xu thế hội nhập về giáo dục đào tạo
Yếu tố văn hóa xã hội cũng có ảnh hƣởng tới chất lƣợng giảng viên. Các nhân tố này bao gồm trình độ dân trí, phong cách sống, chuẩn mực về đạo đức, vui chơi, giải trí, phong cách tập quán của dân tộc… Xu thế hội nhập về giáo dục của các nƣớc trong khu vực và thế giới ở nƣớc ta nói chung và Trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất nói riêng đã tạo điều kiện tốt để Trƣờng học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc trong khu vực trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gửi giảng viên đi đào tạo ở nƣớc ngồi nâng cao trình độ khoa học, đặc biệt là trong đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế phù hợp với xu thế tồn cầu hóa.
Việt Nam những năm gần đây đã tổ chức nhiều chƣơng trình xét và cấp học bổng dành cho cán bộ giảng viên các trƣờng đại học trên cả nƣớc đi đào tạo bồi dƣỡng dài hạn và ngắn hạn tại nƣớc ngoài. Các trƣờng đại học trong nƣớc cũng bắt đầu tích cực tìm kiếm và xây dựng các chƣơng trình đào tạo quốc tế bằng hình thức hợp tác đào tạo với các đối tác nƣớc ngồi, có quy mơ từ các Khoa, Viện và Trung tâm tới quy mô lớn hơn là các trƣờng đại học quốc tế.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, Trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất cũng đã tích cực gia cố về lực lƣợng, chuẩn bị cho lộ trình đào tạo chất lƣợng cao và hợp tác đào tạo quốc tế trong tƣơng lai thông qua việc tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên.