Mục tiêu và quan điểm nâng cao nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học mỏ địa chất (Trang 74 - 76)

của Trƣờng đến năm 2025

3.2.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường đến năm 2025

Mục tiêu chung của Trƣờng ĐH Mỏ - Địa chất đối với việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên trong giai đoạn 2019 – 2025 đƣợc xác định nhƣ sau[20]: “Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu số lƣợng; có trình độ chun mơn, nghiệp vụ giỏi; có năng lực sáng tạo, tƣ duy đổi mới; có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm trƣớc cơng việc; có khả năng thích ứng với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại; tâm huyết, u nghề và gắn bó hết lịng vì Nhà trƣờng, vì sự nghiệp giáo dục”.

Trong đó:

Về quy mô, số lƣợng: Phấn đấu đến năm 2025 đội ngũ giảng viên là 820 ngƣời. Về chất lƣợng: Phấn đấu đến năm 2025 Trƣờng có:

(1) 100% giảng viên đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ theo vị trí chức danh nghề nghiệp đƣợc pháp luật Nhà nƣớc quy định;

(2) 100% giảng viên đang đứng lớp có trình độ chun mơn đúng ngành từ Thạc sĩ trở lên;

(3) Số lƣợng Giáo sƣ và phó giáo sƣ đạt 93 ngƣời vào năm 2020, chiếm 11,3 % và 160 ngƣời vào năm 2030, chiếm 19,5 %, số lƣợng TS. Đạt 230 ngƣời vào năm 2020, chiếm 28 % và 430 ngƣời vào năm 2030, chiếm 52,4 %.

Các ngành đào tạo phải có ít nhất từ 5 - 10 Tiến sỹ đúng ngành làm hạt nhân để phát triển và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Giảng viên dƣới 40 tuổi phải có trình độ ngoại ngữ đủ điều kiện để đi nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nƣớc.

3.2.2. Quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường đại học Mỏ - Địa chất

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên đƣợc xác định là yêu cầu tất yếu đối với các trƣờng đại học nói chung và trƣờng đại học Mỏ - Địa chất nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, thực hiện tự chủ tài chính và thực hiện phƣơng án tuyển sinh theo quy định của Bộ Đại học.

Để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nòng cốt là đội ngũ giảng viên, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất đã xác định quan điểm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên nhƣ sau:

* Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên đƣợc thực hiện trên cơ sở hệ thống giải pháp đồng bộ, tập trung vào cả ba nội dung: nâng cao tri thức, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội.

* Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên với mục tiêu phát triển Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, gắn chặt với phát triển nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của xã hội.

* Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên trên là ƣu tiên chiến lƣợc trong suốt quá trình phát triển của Nhà trƣờng theo hƣớng phát triển đội ngũ giảng viên đạt chuẩn khu vực và quốc tế, gắn kết chặt chẽ giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học và công nghệ,

* Giữ ổn định đội ngũ giảng viên về số lƣợng: 820 giảng viên ở năm 2020 và duy trì đến năm 2030 nhƣng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên thông qua việc tăng dần tỷ lệ GS., PGS., TS., thƣờng xuyên bổ sung nguồn cán bộ giảng dạy thông qua thi tuyển để chọn ngƣời tài; đồng thời, cử cán bộ đi bồi dƣỡng, đào tạo để nâng cao trình độ ở trong và ngoài nƣớc.

* Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, đồn kết nhất trí, đẩy mạnh liên kết, hợp tác toàn diện với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học mỏ địa chất (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)