Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trà Bồng đến năm
từ ngân sách nhà nước
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trà Bồng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2025
Trà Bồng nằm trong các huyện nghèo của cả nước nên huyện xác định phải đi lên từ tiềm năng thế mạnh của địa phương để khai thác, tạo bước đột phá, bước phát triển bền vững của huyện trong cả chặng đường dài. Phải dựa vào thế mạnh từ núi rừng để phát triển kinh tế chứ khơng thể thốt nghèo từ cây lúa, cây bắp. Hiện nay, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Trà Bồng trên 37.900 ha. Trong đó đất có rừng là trên 24.900 ha. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23 đã xác định những hướng đi chính của huyện để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân như sau:
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu cải thiện cơ bản vị thế kinh tế của huyện trong khu vực miền núi của tỉnh và đưa huyện trở thành huyện trung bình của tỉnh. Phát huy mọi lợi thế về đất đai, tài nguyên thiên nhiên (nhất là tài nguyên rừng, đất rừng và du lịch), phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo chất lượng tăng trưởng. Chú trọng phát triển nông, lâm nghiệp; tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao, khai thác thế mạnh từ kinh tế rừng làm cơ sở để phát triển công nghiệp và từng bước thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.
Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội; tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững nhằm
giải quyết cơ bản vấn đề về dân trí, nghèo đói, lạc hậu. Phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội như nước sạch, trường học, bệnh viện, trạm y tế, các khu vui chơi giải trí, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong huyện để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân trong huyện.
Đến năm 2025, Trà Bồng trở thành huyện có nền kinh tế phát triển khá trong tỉnh trên cơ sở phát triển mạnh về công nghiệp - TTCN và dịch vụ. Hình thành thêm các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện làm trung tâm thu hút các doanh nghiệp trong ngoài huyện đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Cơ sơ hạ tầng dần được hoàn thiện, nâng cấp góp phần xây dựng mơi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thu hút nhiều dự án từ bên ngoài.
3.1.1.2. Một số mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện đến năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4.625,433 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Trong đó: Nơng - lâm -ngư nghiệp 1.218,982 tỷ đồng, đạt 74,63% kế hoạch; Công nghiệp - Xây dựng 2.071,186 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch, Thương mại - Dịch vụ 1.335,265 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch.
- Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.028,414 tỷ đồng, đạt 164,19% kế hoạch. (Trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 151,320 tỷ đồng, đạt 131,7% kế hoạch).
- Tổng chi ngân sách nhà nước 1.628,829 tỷ đồng, đạt 136,1% kế hoạch 2020. - Sản phẩm lượng lương thực có hạt 7,418 tấn, đạt 94,01% kế hoạch. - Độ che phủ rừng 63%, vượt chỉ tiêu kế hoạch.
b) Mục tiêu về văn hoá - xã hội
- Dân số trung bình 34.150 người, đạt 98,79% kế hoạch. - Mức giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, đạt 100% kế hoạch.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, đạt kế hoạch vào năm 2020.
- Số lao động được tạo việc làm 600 lao động; Đào tạo nghề 700 lao động. - Tổng số học sinh đầu năm học 43.306 học sinh, đạt 96,82% kế hoạch; Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi 100%; Số trường đạt chuẩn quốc gia: 05 trường, đạt kế hoạch.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 70%; Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ: 100%; Số giường bệnh/vạn dân: 26,47 giường; Tỷ lệ SDD trẻ <5 tuổi dưới 24,2%, đạt kế hoạch đến năm 2020.
- Tỷ lệ phủ sóng Đài Truyền hình Việt Nam 100%; Tỷ lệ phủ sóng Đài Tiếng nói Việt Nam 100%.
- Tỷ lệ hộ gia đình văn hố 86%; Tỷ lệ thơn văn hố 93%; Tỷ lệ cơ quan văn hoá 98%; Tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia 100%.
c) Mục tiêu về môi trường
Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì mơi trường xanh, sạch đẹp. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thối và sự cố mơi trường.
Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái. Các khu dân cư tập trung và khu, cụm công nghiệp cần được xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.
Phấn đấu nâng độ che phủ của rừng lên 74% vào năm 2025; môi trường được bảo vệ tốt.
Để đạt được các mục tiêu trên thì vấn đề tăng cường vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước và quản lý vốn này sao cho có hiệu quả có tầm quan trọng chiến lược.