Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 78)

Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

2.3. Đánh giá chung về mặt làm được, hạn chế và nguyên nhân trong công

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.4.1. Nguyên nhân chủ quan

-Thứ nhất, Chất lượng quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế. Việc xác định chủ trương đầu tư còn nhiều trường hợp chưa được chặt chẽ, nhiều dự án được quyết định không dựa vào sự cần thiết để đầu tư mà do có sẵn nguồn kinh phí.

Quản lý, giám sát cơng trình khơng nghiêm, nhiều trường hợp buông lỏng dẫn đến hậu quả nặng nề. Một số đơn vị chủ đầu tư thường khoán trắng các khâu lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình cho nhà thầu dẫn tới khơng kiểm soát được hồ sơ thanh quyết toán, làm thất thoát vốn đầu tư; chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, khơng tích cực đơn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công làm kéo dài thời gian thực hiện dự án dẫn đến tăng chi phí, giảm hiệu quả vốn đầu tư.

-Thứ hai, Chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, điều này thể hiện rõ nhất trong việc thẩm định, phê duyệt dự án. Nhiều dự án đầu tư thẩm định sơ sài, không xác định sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả KTXH của dự án dẫn tới đầu tư không hiệu quả. Ngồi ra, cịn do tâm lý, ý thức trách nhiệm chưa cao.

-Thứ ba, Cơ chế phân công, phân cấp trong quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập; các thủ tục hành chính liên quan cịn rườm rà, chưa được mẫu hóa triệt để; phân cấp nhưng chưa có biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực quản lý của các cấp cũng như chủ đầu tư; chưa gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc xử lý các sai phạm xảy ra.

-Thứ tư, Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư và xây dựng chất lượng chưa cao; sự phối hợp giữa các cơ quan tháo gỡ khó khăn trong quản lý, thực hiện đầu tư và các chủ đầu tư chưa chặt chẽ.

2.3.4.2. Nguyên nhân khách quan

nhiều thời gian điều chỉnh, bổ sung dự toán dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân thanh toán vốn; đồng thời cũng tạo ra những kẽ hở cho một số chủ đầu tư và nhà thầu lách luật đẩy giá trị dự toán và thanh, quyết toán lên cao.

Việc phân cấp trong quản lý nguồn vốn cũng như quyết định đầu tư chưa được minh bạch, rõ ràng; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa nhiều, chưa quyết liệt.

-Thứ hai, năng lực của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay chỉ một số cơng trình lớn trên địa bàn huyện thuê các đơn tư vấn có năng lực cao khảo sát, lập dự án, thiết kế cơng trình, cịn hầu hết các cơng trình của huyện do các đơn vị tư vấn trong huyện thực hiện.

Thực trạng hiện nay đội ngũ cán bộ tư vấn trong huyện rất thiếu và yếu; nhiều dự án, thiết kế phải thay đổi bổ sung nhiều lần làm giảm hiệu quả đầu tư.

Trong giai đoạn hiện nay khi hầu hết các cơng trình thanh tốn theo hình thức hợp đồng trọn gói thì những sai phạm trong khâu lập dự án, thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế dự toán sẽ dẫn đến sự thất thốt tiền vốn cơng trình vì sau khi đã trúng thầu làm đúng yêu cầu thiết kế thì nhà thầu sẽ thanh tốn đúng theo hợp đồng, kể cả phần khối lượng tư vấn tính thừa so với thiết kế.

Đội ngũ nhà thầu xây lắp trên địa bàn huyện tính chuyên nghiệp chưa cao; một số nhà thầu năng lực hạn chế, sau khi ký hợp đồng không huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư vật liệu phục vụ thi công, việc thực hiện các mốc thời gian theo tiến độ và kế hoạch đấu thầu khơng nghiêm túc, một số gói thầu phải gia hạn thời gian thi công ảnh hưởng đến công tác giải ngân cũng như thanh quyết toán vốn đầu tư.

- Thứ ba, Các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước thường xuyên thay đổi cũng đã gây khó khăn nhất định cho các nhà thầu và cơ quan quản lý địa phương. Nhiều chỉ tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ khơng được đảm bảo, rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá và giá cả nhiều mặt hàng, vật tư tăng đột biến khiến nhiều nhà thầu bị lỗ; nhu cầu vốn tăng do phải bổ sung tổng mức đầu tư tăng mạnh.

Kết luận Chương 2

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có những mặt đạt nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần tháo gỡ trong các khâu lập kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư và thanh tra, giám sát. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều bao gồm cả nguyên nhân chủ quan cả nguyên nhân khách quan như đã phân tích trên. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện còn chưa cao so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ngãi. Để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Trà Bồng địi hỏi phải có các giải pháp cụ thể, đồng bộ và phù hợp với điều kiện trước mắt và lâu dài của huyện. Các giải pháp này sẽ được luận giải ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trà Bồng đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trà bồng tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)