1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
1.2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.2.1.1. Môi trường kinh doanh vĩ mô
Ø Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một hệ thống bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát,… Tất
cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau.
Những biến động của các yếu tố trong môi trường kinh tế được biểu hiện theo những chiều hướng, mức độ khác nhau và có tác động, ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp của một nền kinh tế. Để đảm bảo hoạt động thành công trước sự tác động của các yếu tố môi trường kinh tế, các doanh nghiệp cần phải theo dõi, phân tích, sự báo sự biến động của từng yếu tố để từ đó đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể, nhằm tận dụng và khai thác những cơ hội, né tránh và giảm thiểu những nguy cơ.
Ø Môi trường chính trị, luật pháp
Mơi trường chính trị - pháp luật là một hệ thống bao gồm các yếu tố như hệ thống chính trị, các quan điểm, đường lối chính sách, mức độ ổn định chính trị, hệ thống luật pháp…
Sự ổn định về chính trị, sự nhất qn về quan điểm, chính sach lớn ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Việc tạo ra mơi trường kinh doanh lành mạnh hay khơng hồn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý Nhà nước về kinh tế trong một giai đoạn nhất định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa những người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải thực hiện việc kinh doanh một cách chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng.
Ø Mơi trường cơng nghệ
Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường được biểu hiện như những phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các phát minh sáng chế,…
Công nghệ liên tục phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới có năng suất, chất lượng cao hơn nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, công nghệ cũng đưa đến cho các doanh nghiệp những nguy cơ về sự tụt hậu công nghệ, giảm năng lực cạnh tranh nếu các doanh nghiệp không kịp đổi mới và thích ứng làm chủ cơng nghệ.
Ø Mơi trường văn hố – xã hội
Các yếu tố mơi trường văn hố – xã hội có ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Mơi trường văn hố – xã hội bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hành vi, thói quen, phong tục tập quán, thị hiếu, các trào lưu xã hội của từng nhóm người, từng dân tộc, từng khu vực địa lí và từng cá nhân,…
Các yếu tố trong mơi trường văn hố ít có sự chuyển biến, thay đổi ở bên ngồi mà hầu hết phải qua một q trình lâu dài. Mỗi một sự thay đổi, chuyển biến của các lực lượng văn hố có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xố đi một ngành kinh doanh đã cũ. Mức độ hội nhập của một vùng càng mạnh thì cơ hội kinh doanh những sản phẩm liên quan đến văn hoá càng nhiều.
Ø Môi trường tự nhiên
Các biến cố và hiện tượng tự nhiên cũng là những nhân tố có tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, các yếu tố của môi trường tự nhiên đều có những tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh những sản phẩm có liên quan nhiều đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh du lịch khách sạn,…
Ø Khách hàng
Khách hàng là những tổ chức hoặc cá nhân mua, tiêu dùng hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm: người tiêu dùng, các trung gian phân phối, các tổ chức mua sản phẩm của doanh nghiệp để duy trì hoạt động hoặc thực hiện các mục tiêu cụ thể. Mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm riêng và từ đó hình thành nên các nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp nên có các phương pháp, cách thức quản trị khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
Ø Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của doanh nghiệp là những tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cung cấp vốn, các dịch vụ, cung ứng lao động,…
Những nhà cung cấp có thể coi là một áp lực đe doạ đối với doanh nghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Trường hợp khác, các nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng, thời gian cung cấp, phương thức thanh tốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ø Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp.
Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cạnh tranh có doanh nghiệp thắng lợi vì có lợi thế so sánh hơn các doanh nghiệp khác về chất lượng, giá bán, hệ thống phân phối, chương trình khuyến mại, các dịch vụ sau bán hàng,…; có doanh nghiệp sẽ khơng bán được hàng, thua lỗ, gặp rủi ro, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Vì vậy, doanh nghiệp phải phân tích các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược cạnh tranh hay đưa ra các biện pháp phản ứng thích hợp để có thể dành thắng lợi.
Ø Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng và sẽ gia nhập ngành.
Đối thủ tiềm ẩn là lực lượng đe doạ đối với các doanh nghiệp hiện tại. Lực lượng tiềm ẩn tham gia vào ngành sẽ làm cho mức độ, cơ cấu cạnh tranh tăng lên, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị thế của các doanh nghiệp có thể bị thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp hiện tại ln tìm cách hạn chế việc gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm ẩn.
Ø Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm thay thế là một đe doạ rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Trong quản trị doanh nghiệp, các nhà quản trị phải xem xét xem có những sản phẩm thuộc những ngành nào có thể thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trong đó, phân tích rõ đặc trưng, ưu điểm của từng sản phẩm thay thể. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt
1.2.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó, nhà quản trị phải cố gắng phân tích kĩ lưỡng các yếu tố nội bộ đó nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh để đạt được lợi thế tối đa.
Ø Khả năng tài chính
Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, khả năng thanh toán,….của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó. Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch. Để xây dựng các chiến lược cần xác định những điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu của năng lực tài chính và quản lý tài chính như: nhu cầu về vốn và khả năng huy động vốn, việc phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp và từng bộ phận, khả năng thanh toán, các khoản nợ, lượng tiền mặt, …
Ø Năng lực sản xuất kinh doanh
Khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp cho việc bán hàng trở nên thuận lợi, hoạt động sản xuất có hiệu quả cao và tác động tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, khâu sản xuất yếu kém thì sản phẩm sản xuất ra có thể khơng bán được, hoạt động tài chính khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập và tinh thần làm việc của người lao động.
Ø Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố có vai trị cực kì quan trọng đối với doanh nghiệp. Toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ø Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có cơ cấu tổ chức tốt thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đánh giá đúng thực trạng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp trên cả hai mặt là hệ thống tổ chức và cơ cấu hoạt động của nó và khả năng thích ứng của cơ cấu tổ chức trước các biến động của môi trường kinh doanh, đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức thơng qua các chỉ tiêu: tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độ chính xác của các quyết định,…
Ø Hoạt động Marketing
Mục tiêu của hoạt động marketing là thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định với chất lượng cao, giá cả phù hợp nhằm giúp cho doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao.