Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN vận tải 1 TRACO (Trang 59 - 63)

tải 1 Traco

Từ những dữ liệu đã phân tích và so sánh giữ Cơng ty Cổ phần Vận tải 1 Traco và hai doanh nghiệp cùng ngành là Công ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải và Công ty Cổ phần Vận tải biển SHT có thể rút ra một số đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco như sau:

2.4.1. Một số điểm mạnh

Thứ nhất, có sự tiến bộ và phục hồi tích cực về các chỉ số tài chính trong

năm 2021, khi đại dịch Covid-19 đang dần ổn định lại, đảm bảo cung ứng được nguồn vốn ổn định, kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động và đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, là doanh nghiệp lâu đời, Traco đã trở thành thương hiệu uy tín về

cung cấp dịch vụ logistics trên thị trường và trở thành đối tác lâu năm của nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước. Nhờ có đó, Traco có lợi thế về khả năng đàm phán mức giá thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, Traco có sự phân bổ nhân lực phù hợp với đặc điểm ngành nghề

kinh doanh của cơng ty và có thể giải quyết được nhanh chóng những vấn đề khó khăn cấp bách trong từng khâu hoạt động.

Thứ tư, Việc đặt các chi nhánh và văn phòng tại các điểm khu vực Lào

Cai, TP.HCM và Phú Mỹ giúp cho Traco mở rộng được mạng lưới hoạt động, tiếp cận được với nguồn khách hàng đa dạng và phong phú ở những khu vực trọng điểm giao thương trên địa bàn cả nước.

Thứ năm, Traco cung cấp dịch vụ logistics với chất lượng cao và có sự

giám sát chặt chẽ của những quản lý có kinh nghiệm, giảm thiểu được tối đa những rủi ro trong quá trình hoạt động, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, Traco luôn bám sát yêu cầu thị trường, cùng khách hàng giải quyết triệt để những vướng mắc khó khăn phát sinh.

2.4.2. Một số điểm yếu

Ngồi những điểm mạnh, vẫn cịn tồn tại một số điểm yếu của Traco trong năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ nhất, khả năng quản lý và kiểm sốt chi phí chưa thực sự tốt so với

các doanh nghiệp cùng ngành. Với mức doanh thu lớn nhưng lợi nhuận mang lại cho cơng ty thì khá thấp so với các doanh nghiệp khác, tuy có sự gia tăng trong năm 2021 nhưng sự gia tăng này là không đáng kể.

Thứ hai, công tác tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo hoàn cảnh

và điều kiện mới cịn lúng túng, một số cơng việc cịn chồng chéo dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thực hiện cơng việc.

Thứ ba, trình độ chun mơn và kỹ năng mềm của các cá nhân còn yếu

kém, trong khi đây là yếu tố quan trọng nhất làm tăng chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, nên gây ra khó khăn trong việc giao tiếp với khách hàng và nhà cung ứng, để lại ấn tượng không tốt đối với các bên.

Thứ tư, dù có các chi nhánh tại địa điểm Phú Mỹ (miền Nam Việt Nam)

nhưng Traco vẫn chưa thực hiện được nhiều các tuyến vận chuyển Bắc – Nam. Thị trường miền Trung và chuỗi vận chuyển Lào – Việt Nam suy giảm.

2.4.3. Nguyên nhân của các điểm yếu

Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics mới mở trong phạm vi 5 năm trở lại

đây luôn thu hút khách hàng bằng chiến lược cạnh tranh giá, bất chấp tình trạng chịu lỗ khiến cho Traco buộc phải hạ giá và không những phải chấp nhận thu về lợi nhuận thấp hơn mức trung bình mà cịn mất đi một tệp khách hàng lớn vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, do giá nhiên liệu ln có chiều hướng gia tăng trong những năm

gần đây, khiến cho cước vận tải tăng liên tục dẫn đến chi phí tăng cao, sự mất cân đối của chuỗi cung ứng cũng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động logistics của Traco.

Thứ ba, do nhiều thời điểm giãn cách, nhiều lô hàng chậm tiến độ do thiếu

công nhân, thiếu phương tiện, chi phí dơi nhật, chi phí lưu kho nên nhiều lơ hàng khơng có hiệu quả.

Thứ tư, tình hình chính trị thế giới xuất hiện nhiều xung đột leo thang ảnh

hưởng rộng đến nhiều khu vực nên hàng hoá xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Traco chưa có sự chú trọng về cơng tác tuyển dụng nhân sự,

nguồn nhân lực không trẻ tạo gây khó khăn trong q trình hội nhập như hiện nay.

Thứ hai, do công tác Marketing chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Trong nền kinh tế cạnh tranh, giao thương hàng hố mở rộng, cơng tác marketing là thực sự cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics như Traco.

Thứ ba, quá trình tạo dựng và duy trì mối quan hệ trực tiếp với các đại lý,

Thứ tư, hiện nay, Traco vẫn còn hạn chế trong việc tổ chức thực hiện liên

tục các tuyến vận chuyển từ Bắc và Nam nên lợi thế về ghép những đơn hàng nhỏ trên tuyến này không cao.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Vận

tải 1 Traco

3.1.1. Mục tiêu chung của công ty

Một là tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giữ ổn định các khách hàng – mặt hàng truyền thống.

Hai là tiếp tục tổ chức định hướng và kiểm soát dịch vụ chuỗi cung ứng logistics bằng hệ thống phần mềm quản lý tiên tiến.

Ba là tăng cường kiểm soát, nâng cao năng lực quản lý, quản lý rủi ro. Bốn là củng cố tinh thần người lao động, có cơ chế kiểm sốt chặt chẽ kết hợp giao lưu thường xuyên với cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần làm việc.

Năm là xây dựng hệ thống thể chế tổ chức quản trị, quản lý, điều hành doanh nghiệp một cách Chuyên nghiệp – Tận tâm với lòng Tự tin – Sáng tạo – Nhiệt huyết.

Sáu là chủ động nghiên cứu yêu cầu của khách hàng, cung cấp và duy trì dịch vụ cao hơn khách hàng mong đợi, đảm bảo cho việc an tồn hàng hố, kịp thời tiến độ, minh bạch thông tin và cạnh tranh giá cả.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN vận tải 1 TRACO (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)