2.3. So sánh năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco vớ
2.3.1. Chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu tài chính là một trong những yếu tố tiên quyết để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc phân tích các số liệu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được những nhận xét tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành.
Bảng 2.7. So sánh năng lực tài chính của Cơng ty Cổ phần Vận tải 1 Traco với một số công ty cùng ngành (năm 2021) (ĐVT: VNĐ) Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco Công ty Cổ phần Vận tải biển SHT Công ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải Vốn điều lệ 45.924.900.000 6.000.000.000 90.000.000.000 Vốn chủ sở hữu 96.074.500.000 9.165.700.000 148.700.830.831 Nợ phải trả 73.163.300.000 11.258.030.000 101.781.983.000 Tổng nguồn vốn 169.237.800.000 20.423.730.000 250.482.329.147 (Nguồn: Tài liệu của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco) Qua số liệu từ bảng trên, có thể thấy so với hai cơng ty được lựa chọn để phân tích, Cơng ty Cổ phần Vận tải 1 Traco có mức vốn điều lệ nằm ở mức trung bình, cao hơn 7 lần so với Công ty Cổ phần Vận tải biển SHT, nhưng chỉ bằng 50% số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải. Có sự chênh lệch lớn như vậy là do ngoài cung cấp dịch vụ logistics, Công ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải còn thực hiện hoạt động cho thuê kho bãi, văn phòng kinh doanh, cho thuê nhà. Do vậy đòi hỏi một số lượng vốn lớn để bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn so sánh trên thị trường nói chung, vốn điều lệ của Traco nằm mở mức trung bình cao so với các doanh nghiệp Logistics thuần tuý.
Qua xem xét các số liệu về vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và tổng nguồn vốn có thể thấy Traco và Cơng ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải đều đang hạn chế việc sử dụng địn bẩy tài chính, với việc chú trọng vào sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hơn là sử dụng các nguồn vốn vay để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa nguồn vốn đi vay và nguồn vốn chủ không
quá nhiều (với mức vốn vay dao động trong khoảng 40%) cho thấy cả hai doanh nghiệp đều đang khá thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn của mình để đảm bảo đạt được lợi ích tối đa trong việc sử dụng vốn trong thời gian dài. Công ty Cổ phần Vận tải biển SHT thì lại có xu hướng ngược lại, với mức độ sử dụng địn bẩy tài chính cao (khoảng 60%) giúp cho doanh nghiệp được hưởng lợi ích lá chắn thuế, nhưng so với đặc thù ngành với tốc độ quay vòng vốn cao và liên tục thì điều này có thể gây ra một số bất lợi cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, qua đánh giá năng lực tài chính của hai cơng ty cạnh tranh cùng ngành, có thể thấy năng lực tài chính của Traco vẫn đang ở mức ổn định và sử dụng vốn khá hiệu quả, có khả năng chiếm thế chủ động trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.3.2. Nguồn nhân lực
Đối với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ của nhân viên, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm trong công việc là những yêu cầu tiên quyết đối với bất kỳ mọi ngành nghề, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ. Do đó, để đánh giá được một cách chính xác năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải có sự so sánh về nguồn nhân lực với doanh thu và lợi nhuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
Bảng 2.8. So sánh cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco với một số doanh nghiệp cùng ngành (năm 2021)
Tên công ty
Số lượng (người)
Cơ cấu độ tuổi (%) Cơ cấu trình độ (%)
<30 tuổi Từ 30- 45 tuổi >45 tuổi Từ ĐH trở lên Cao đẳng và trung cấp LĐ phổ thông Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco 116 8,62 73,28 18,10 50,00 48,28 1,72 Công ty Cổ phần Vận tải biển SHT 64 26,56 54,69 18,75 39,06 57,81 3,13 Công ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải 137 18,98 60,58 20,44 44,52 46,72 8,76
(Nguồn: Tài liệu của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco)
Bảng 2.9. So sánh Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco với một số doanh nghiệp cùng ngành (năm 2021)
(ĐVT: triệu đồng)
Tên công ty Doanh thu Lợi nhuận Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco 413.521,11 9.638,31
Công ty Cổ phần Vận tải biển SHT 353.257,24 9.710,23
Công ty Cổ phần Phát triển Hàng Hải 221.027,98 10.791,59
(Nguồn: Tài liệu của Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco) Từ bảng phân tích trên cho thấy, xét về chất lượng lao động, với số lượng lao động ở mức trung bình, doanh thu mà Traco đạt được trong năm lại đạt được ở mức cao nhất so với cả ba công ty nhưng lợi nhuận lại ghi nhận ở mức thấp nhất thể hiện khả năng quản lý chi phí khá kém. Do đó, tuy năng lực làm việc của nhân viên tại công ty khá ổn trong việc đem lại nhiều doanh thu cho
doanh nghiệp nhưng cần phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn tài nguồn của cơng ty và các khoản chi phí khơng đáng có để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xét về cơ cấu độ tuổi, ở cả ba công ty, số lượng lao động ở mức 30-45 tuổi
chiếm tỉ trọng cao nhất, điều này cho thấy đa phần các công ty đều đang tận dụng nguồn nhân lực ở mức hiệu quả bởi đây là độ tuổi “vàng” cho công việc với những người có đã có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, nhân viên ở độ tuổi dưới 30 của Traco quá thấp dẫn đến tình trạng già hố nguồn nhân lực, xảy ra tình trạng cứng nhắc trong phong cách làm việc và xử lý các tình huống phù hợp với điều kiện mơi trường trẻ hiện nay, đây cũng có thể là một phần lí do gây ra tình trạng sụt giảm lợi nhuận của cơng ty.
Xét về cơ cấu trình độ, tỉ lệ lao động phổ thông ở cả ba công ty khá thấp
(chủ yếu là người lái xe). So với hai đối thủ cạnh tranh, Traco đang có lượng nhân viên với trình độ từ đại học trở lên cao nhất (50%), tỉ lệ nhân viên trình độ cao đẳng và trung cấp ở mức trung bình cho thấy Traco cũng đang cố gắng nâng cao chất lượng tuyển dụng nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.