Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.3.1 Nhân tố trong nước

➢ Nguồn lực trong nước

Khi một đất nước có nguồn lực dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển. Các nguồn lực là thế mạnh của nước ta có thể kể đến : nguồn lao động giá rẻ, địa hình, tài ngun thiên nhiên,... Cụ thể, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp việc trao đổi hàng hóa quốc tế trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cho quốc gia xây dựng được cơ cấu ngành và tận dụng việc khai thác để xuất khẩu tài ngun đó, ví dụ như than đá, dầu mỏ,.... Quốc gia có lợi thế về nguồn lực con người, chi phí lao động rẻ,… sẽ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tiết kiệm chi phí sản xuất, lợi nhuận được tối ưu.

➢ Sự phát triển của khoa học- công nghệ

Trong hoạt động xuất khẩu, có thể kể đến một số tác động khoa học cơng nghệ điển hình như : nhờ có sự phát triển của bưu chính viễn thơng mà việc đàm phán xuyên biên giới trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian,… Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa các cơng tác thủ tục hải quan đã giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chứng từ giấy tờ. Khoa học cơng nghệ cịn tác động tới lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất khẩu, các kỹ thuật nghiệp vụ. Nhờ vào ứng dụng công nghệ hiện đại này, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động quản trị dự trữ, quản trị hàng tồn kho,

trao đổi thông tin, đơn giản các thủ tục thơng quan hàng hóa…một cách đơn giản và hiệu quả.

➢ Cơ sở hạ tầng

Đây là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm : hệ thống cầu đường,vận tải, hệ thống kho bãi, hệ thống thông tin, ngân hàng,… Cơ sở hạ tầng của một quốc gia mà phát triển sẽ giúp tăng cường năng lực giao dịch và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

➢ Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu và ngược lại. Do vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi biến động tỷ giá, nắm bắt cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước

➢ Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp

Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc các mặt hàng khác có thể thay thế được. Hiện nay, Chính phủ có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp nên tham gia xuất khẩu, từ đó dẫn đến sự bùng nổ trong hoạt động này, tạo ra mội trường cạnh tranh. Điều này sẽ thúc đẩy mỗi doanh nghiệp x́t khẩu nâng cao trình độ, năng lực và có chiến lược kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển.

➢ Chiến lược và chính sách phát triển xuất khẩu của quốc gia

Là những chiến lược kinh tế xã hội hoặc những chính sách ưu đãi liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của

doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng mà nhà nước có những chính sách riêng, khơng phải lúc nào cũng khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt với những mặt hàng q hiếm, vũ khí,… Do đó doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt thông tin và điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu hàng hóa cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả và lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

2.3.2 Nhân tố quốc tế

➢ Môi trường kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh tốn của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.Các nhân tố khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu : GDP, thu nhập của người dân, mức độ lạm phát, lãi suất,…

➢ Mơi trường luật pháp

Liên quan đến tình hình chính trị, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế và các mối quan hệ kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

➢ Mơi trường văn hóa – xã hội

Là các nhân tố liên quan đến đặc điểm chung và riêng trong văn hóa của những khu vực khác nhau trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng, nguồn cung cầu hàng hóa gây tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu

➢ Môi trường cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế được thể hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia cùng tham gia vào các thị trường xuất khẩu nhất định.

Khi sức ép càng lớn, mức độ khó khăn đối với doanh nghiệp càng cao đối với hoạt động duy trì, mở rộng x́t khẩu hàng hóa

➢ Chính sách thương mại của thị trường xuất khẩu

Các chính sách thương mại tại thị trường xuất khẩu hàng hóa có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và ngược lại, một quốc gia mà có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này.

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)