CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
3.2 Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam trước giai đoạn dịch bệnh Covid-1 9( gia
đoạn 2015 – 2019)
Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ nước ta đã luôn nỗ lực để tăng sản lượng lúa gạo, trước tiên là đảm bảo cho thị trường nội địa và sau đó là dành cho hoạt động xuất khẩu. Từ năm 1993, Việt Nam đã luôn trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Theo phân tích và đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thì Việt Nam chủ yếu tập chung xuất khẩu gạo vào thị trường khu
vực chứ không phải thị trường tồn cầu. Vậy cho nên khi khu vực có biến động thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Lượng gạo xuất khẩu hàng năm của nước ta chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hiện nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, bên cạnh thị trường truyền thống đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Mỹ, Trung Đông… Gạo của nước ta chủ yếu bán ở thị trường châu Á và châu Phi, trong đó châu Á là thị trường gần và quan trọng nhất. Ðiều này cho thấy sự lệ thuộc rất lớn vào những thị trường lớn và mang tính truyền thống
Về các chủng loại gạo xuất khẩu : Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu gạo nếp, chuyên xuất đi các nước châu Á và châu Âu, còn lại xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm, tấm trắng, gạo trắng hạt dài. Sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào các thị trường khó tính, giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.
Thương mại gạo tồn cầu có nhiều biến động, nguồn cung gạo tồn cầu liên tục dự báo tăng và ở mức cao, trong khi đó, nhập khẩu gạo từ các nước dự báo giảm gây áp lực đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hình 3.1 : Lượng và trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam
Nguồn : Tổng cục hải quan
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2015 và 2016 là những năm “ u tối “ của xuất khẩu gạo vì nhiều nguyên nhân. Nhưng đến năm 2017 và 2018 lượng gạo của nước ta tăng mạnh với với kim ngạch gia tăng đến 20%, tăng cả giá trị và sản lượng . Năm 2019 lại là 1 năm đầy khó khăn với ngành gạo. Tuy nhiên, năm 2019 ngành lúa gạo Việt Nam đón nhận một tin vui khi sản phẩm gạo ST25 được vinh danh gạo ngon nhất thế giới. Kết quả này khơng chỉ tạo được tiếng vang, góp phần nâng cao uy tín của gạo Việt trên tồn cầu mà còn chứng minh khả năng nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lúa gạo của nước ta, cũng như tạo động lực để các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất những hạt gạo đạt chất lượng cao, tự tin chinh phục thị trường thế giới và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo trong nước.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2015 2016 2017 2018 2019
Tại Việt Nam, sự liên kết, chuyển hướng xuất khẩu và hoạt động thương mại gạo đang diễn biến theo xu hướng mới. Đó là các hợp đồng Chính phủ dần ít đi, thay vào đó là các hợp đồng thương mại
❖ Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2015
Năm 2015, Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 28 triệu tấn, số lượng gạo xuất khẩu đạt 6,568 triệu tấn. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,97 USD/tấn FOB. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,73% thị phần. Sản lượng và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua phần lớn dựa vào sản xuất lúa chất lượng thấp và x́t khẩu thơng qua hình thức hợp đồng song phương giữa hai chính phủ ở thị trường châu Á, châu Phi, và Trung Đông với giá bán thấp. Cùng với giảm giá thành sản xuất, chính sách này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Thị trường gạo thế giới năm 2015 rất khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Từ đầu năm đến trước tháng 9/2015, số lượng và giá trị xuất khẩu gạo đều sụt giảm so với cùng kỳ, tồn kho lớn, giá mua tạm trữ lại cao hơn giá thị trường, khiến chỉ tiêu xuất khẩu gạo đã phải điều chỉnh giảm xuống. Thị trường gạo thế giới xảy ra tình trạng cung nhiều hơn cầu. Ngay cả Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, năm 2015 lượng gạo tồn kho của nước này rất nhiều, Chính phủ Thái Lan đã phải tìm mọi biện pháp để bán, dẫn đến áp lực cạnh tranh trên thị trường căng thẳng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực Việt Nam đa số đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khi thị trường có biến động, lợi nhuận thu được là rất thấp.
❖ Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016
Năm 2016, thị trường gạo thế giới và khu vực tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt, dẫn đến có nhiều bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016 của Bộ Công Thương, đầu năm 2016, xuất khẩu gạo Việt Nam diễn ra tương
đối thuận lợi do có được hợp đồng tập trung với Philipines. Nhưng sau đó, áp lực dư cung, nhu cầu thị trường đã làm cho xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 bị sụt giảm, chỉ đạt mức gần 4,9 triệu tấn, trị giá đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm tới gần 26,5% về số lượng và giảm 22,4% vệ trị giá so với năm 2015.
Năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng có nhiều biến động. Giá chào xuất khẩu gạo 5% đạt mức cao nhất khoảng 385 USD/tấn, mức thấp nhất khoảng 345 USD/tấn. So với giá gạo các nước trong khu vực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn của Thái Lan khoảng 5-10 USD/tấn nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ, Pakistan khoảng 5 USD/tấn (cùng chủng loại gạo)
Về thị trường xuất khẩu:
Thị trường khu vực châu Á (trừ Trung Đông) chiếm tỉ trọng lớn nhất trên tổng lượng gạo xuất khẩu, tiếp đến là châu Phi và châu Mỹ. Năm 2016, xuất khẩu gạo có sự sụt giảm đáng kể tại các thị trường truyền thống : Trung Quốc giảm 8,6%, Philippines giảm 64,1. Xuất khẩu gạo trong năm 2016 sụt giảm do một số nguyên nhân:
- Nguồn cung gạo trên thế giới bị dư thừa, áp lực kế hoạch giải phóng lượng gạo tồn kho lên đến hàng chục triệu tấn của Thái Lan đã tạo ra sự bất lợi trên thị trường thương mại gạo thế giới trong suốt năm 2016.
- Các thị trường trọng điểm truyền thống của Việt Nam tăng cường chính sách tự cung tự cấp, giảm nhập khẩu ( ví dụ Philipines), đẩy mạnh nhập khẩu theo kênh thương mại để đa dạng hóa nguồn cung, tận dụng cạnh tranh về giá.
- Thị trường Trung Quốc tiếp tục diễn biến không thuận lợi do Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại gạo với các nước xuất khẩu khác (Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào) để tìm cách đa dạng hóa nguồn cung lương thực.
- Tác động ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nguồn gạo hàng hóa xuất khẩu.
Tuy vậy, xuất khẩu gạo năm 2016 cũng đã đạt được những kết quả quan trọng đã góp phần quan trọng tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá tương đối ổn định, có lợi cho người nơng dân, cụ thể là : giá xuất khẩu gạo tăng, thị trường xuất khẩu gạo được mở rộng ; cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng gạo nếp, thơm, giảm tỷ trong gạo cấp thấp. Các doanh nghiệp nỗ lực đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất : kho chứa, cơ sở say sát, áp dụng công nghệ cao vào khâu bảo quản, chế biến thóc gạo, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp từng bức xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu.
❖ Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2017
Về kim ngạch xuất khẩu:
Xuất khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016 với trị giá đạt khoảng 2,62 tỷ USD. Giá FOB bình quân xuất khẩu ở mức 451,9 USD/tấn, tăng 0,7% so với giá xuất khẩu năm 2016. Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2017 đã tăng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu so với năm 2016.
Những tháng đầu năm 2017, xuất khẩu gạo nước ta gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt trên thị trường cả về giá cả và yêu cầu chất lượng. Các thị trường nhập khẩu lớn tiếp tục tăng cương thực hiện chính sách tự cung lương thực, đa dạng hóa nguồn cung. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm giữa tháng 5/2017, xuất khẩu gạo đã duy trì xu hướng tích cực do tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại. Thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã làm sản lượng lúa gạo giảm mạnh tại một số nước, kéo theo nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh.
Về cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu:
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2017, gạo thơm đã vượt lên chiếm tỷ trọng cao nhất (29,2%) trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn, tăng 21,2% so với năm 2016. Gạo trắng cao cấp đứng thứ hai (24,3%) với lượng xuất khẩu đạt 1,4 triệu tấn và gạo nếp xếp thứ ba (23,5%) với lượng xuất khẩu đạt 1,36 triệu tấn, tăng 33% so với năm 2016.
Ngoại trừ gạo trắng trung bình, gạo trắng phẩm cấp thấp và gạo đồ có lượng xuất khẩu giảm, xuất khẩu các chủng loại gạo khác trong năm 2017 đều tăng so với năm trước.
Bảng 3.1: Cơ cấu xuất khẩu gạo theo chủng loại năm 2017
Chủng loại gạo Năm 2016 Năm 2017 So sánh tăng/giảm( +/-) Lượng (tấn ) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn ) Tỷ trọng (%)
Gạo cao cấp 1.058.750 21.7 1.404.138 24.3 32.6%
Gạo cấp thấp 355.316 7.3 223.960 3.9 -37%
Gạo thơm
các loại
1.392.097 28.5 1.686.478 29.2 21.2%
Gạo nếp 1.021.139 20.9 1.358.268 23.5 33%
Gạo đồ 42.365 0.9 39.469 0.7 -6.8%
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Về giá gạo xuất khẩu:
Năm 2017, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động. Thời điểm đầu năm, giá gạo xuất khẩu ở mức thấp và trung bình. Tuy nhiên, nửa cuối năm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao so với gạo Thái Lan và Pakistan. Nhiều thời điểm trong năm, giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan khoảng 10 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.
Về thị trường xuất khẩu:
Năm 2017, Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,5% tổng lượng xuất khẩu, đạt 2,29 triệu tấn. Các thị trường truyền thống có sụt giảm xuất khẩu mạnh trong năm 2016 là Philippines và Malaysia đã có tăng trưởng xuất khẩu đáng kể trong năm 2017, lần lượt là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 552,9 nghìn tấn, tăng 40% so với năm 2016; sang Malaysia đạt 532,2 nghìn tấn, tăng 97,3%.
Bảng 3.2 : Top các thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2017
Thị trường xuất khẩu Năm 2016 Năm 2017 So sánh tăng/giảm ( +/-) Lượng (tấn ) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn ) Tỷ trọng (%) Trung Quốc 1.736.832 36.1 2.288.587 39.5 31.8 Philipines 394.827 8.2 552.854 9.5 40.0 Malaysia 269.721 5.6 532.226 9.2 97.3 Ghana 480.515 10 374.313 6.5 -22.1 Cuba 400.067 8.3 321.474 5.6 -19.6
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam
❖ Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2018
Năm 2018, xuất khẩu gạo được đánh giá là điểm sáng của nhóm hàng nơng, thủy sản khi đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất cả về kim ngạch và giá xuất khẩu khi ln duy trì ở mức cao trong cả năm 2018.
Về kim ngạch xuất khẩu:
Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%.
Về giá gạo xuất khẩu:
Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501,0 USD/ tấn, tăng 10,7%. Trong năm 2018, giá gạo xuất khẩu có nhiều biến động. Thời điểm đầu năm 2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác đều có xu hướng tăng nhờ những thơng tin tích cực từ các nước nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá gạo xuất khẩu tăng cao, có thời điểm đạt gần 450 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm. Cuối năm, giá gạo xuất khẩu giảm dần, đạt khoảng 370-380 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm thời điểm cuối năm. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.
Về thị trường xuất khẩu:
Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước. Trong đó, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Bờ Biển Ngà và Hồng Kơng (Trung Quốc). Ngồi Indonesia và Philippines, các thị trường có tăng trưởng xuất khẩu gạo cao trong năm 2018 cịn có Iraq, Hàn Quốc, Bờ Biển Ngà, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu sang các thị trường này là các loại gạo có chất lượng và giá trị cao như gạo thơm và gạo Japonica.
Bảng 3.3 : Thị trường xuất khẩu gạo năm 2017 - 2018
Thị trường Xuất khẩu 2017 (USD)
Xuất khẩu 2018 (USD)
Thay đổi (%)
Philipines 222.577.095 459.524.321 106.5 Indonesia 5.883.407 362.663.037 6064 Malaysia 210.154.683 217.755.470 3.6 Ghân 202.440.880 214.141.870 5.8 Irag 86.916.049 168.660.000 94 Bờ biển Ngà 102.511.578 156.570.930 52.7 Hồng Kông 30.925.294 50.609.187 63.6 Singpapore 52.919.389 46.662.094 -11.6
Nguồn : Cục xuất nhập khẩu Bợ Cơng Thương
❖ Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019
Về tình hình xuất khẩu
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,37 triệu tấn, trị giá đạt 2,80 tỷ USD, tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 8,3% về trị giá so với năm 2018. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, x́t khẩu gạo Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng về lượng, tuy nhiên, lại có sự sụt giảm về giá
Về giá gạo xuất khẩu : giá gạo xuất khẩu năm 2018 bình quân ở mức 441 USD/tấn, giảm 12,1% tương đương mức giảm 60 USD/tấn.
Về thị trường xuất khẩu
Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều diễn biến bất lợi về thị trường. Trong năm này, các thị trường nhập khẩu gạo lớn và truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đồng loạt giảm nhập khẩu. Tuy nhiên thì năm 2019, xuất khẩu gạo Việt Nam lại được bù đắp từ các thị trường Philipines, Hồng Kông, Singapore và một số thị trường châu Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana.
Theo số liệu của Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2019 của Bộ Công Thương, trong năm này, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đạt 3,68 triệu tấn, chiếm 58% tổng lượng gạo xuất khẩu. Trong đó thị trường Philipines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Châu Phi là thị trường khu vực lớn thứ hai, đạt 1,39 triệu tấn, chiếm 21,9%. Trong đó, Bờ Biển Ngà (583.579 tấn, chiếm 9,2%) và Ghana (427.187 tấn, chiếm 6,7%) là 2 thị trường tiêu biểu.
Bảng 3.4 : Thị trường gạo năm 2019 (Đơn vị tính: Nghìn tấn)
Thị trường Năm 2019 Tăng/giảm so với năm 2018 Lượng (tấn) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng