Đối với Chính phủ, nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

4.2 Giải pháp

4.2.1 Đối với Chính phủ, nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần kiểm sốt tốt tình hình dịch bệnh là điều kiện tiên quyết, mang

tính cốt lõi để khơi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra. Cần quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi đại dịch COVID-19, nhất là tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khu cơng nghiệp. Đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, có đủ vaccine phịng COVID-19 cho tồn dân. Bên cạnh đó, Chính phủ cần nâng cao nhận thức về bối cảnh “bình thường mới” vì khả năng dịch COVID-19 cịn tồn tại trong một thời gian dài do sự liên tục xuất hiện các biến chủng virus mới và tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ cũng cần lưu ý các thách thức trong giai đoạn tương lai : rủi ro về lạm phát đến từ tác động của các gói kích thích kinh tế ứng phó đại dịch COVID-19 của nhiều quốc gia; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và đình trệ sản x́t, suy thối tồn cầu vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới; nguy cơ suy giảm dịng vốn đầu tư trong và ngồi nước; các hàng rào kỹ thuật cao hơn trong bối cảnh các quốc gia mở cửa giao thương hậu COVID-19 có xu hướng ưu tiên các quốc gia, khu vực kiểm soát được dịch bệnh...

Thứ hai, Chính phủ cần ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo, tiếp

tục rà sốt , hồn thiện cơ chế điều hành x́t khẩu gạo và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của doanh nghiệp để phù hợp với các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo và tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo tồn cầu.Chính phủ cũng cần có chiến lược quy hoạch các vùng nguyên liệu tiềm năng, những chính sách hỗ trợ vốn thuận lợi cho người nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cũng như những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành lúa gạo.

Từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, thay thế cho Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Chính phủ, của Bộ Cơng thương về kinh doanh xuất khẩu gạo như: loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mô kho chứa, cơ sở xay xát chế biến thóc, gạo; khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh… Đây là những bước tiến mới về thể chế theo hướng mở, tạo thuận lợi cho thương nhân khi gia nhập thị trường xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã ký nhiều FTA như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA, thì các cơ quan chức năng cần rà sốt, đề x́t cơ chế, chính sách để ứng phó linh hoạt, phù hợp hơn nữa với những biến động thường xuyên từ thị trường xuất khẩu gạo.

Thứ ba, Bộ Cơng Thương cần chủ trì, phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành, Hiệp hội

Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội mở rộng khai thác các thị trường như Hàn Quốc, EU để nhận được ưu đãi miễn thuế theo hạn ngạch cho một số sản phẩm gạo thơm như Hoa nhài 85; ST 5, ST 20, ... Cùng với đó, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp về cơ chế chính

sách, tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các cam kết quốc tế, thủ tục hải quan, logistics… giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị trường.

Ngoài ra, để đảm bảo xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, cần cụ thể hóa chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thương hiệu và được gắn nhãn chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam. Hỗ trợ thiết lập các văn phòng giới thiệu, quảng bá gạo Việt Nam ở các thị trường trọng điểm.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo lập mối quan hệ thương mại với các nước có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hiệp định xuất khẩu gạo để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường bên ngồi.

Thứ tư, Nhà nước cần phát huy vai trị chỉ đạo của các cơ sở nghiên cứu chính là các

viện, trường đại học, doanh nghiệp, nông trường... tham gia nghiên cứu để nâng cao chất lượng gạo bằng cách tăng cường tạo và phát triển giống lúa đáp ứng cơ cấu chủng loại gạo theo chiến lược xuất khẩu. Trong đó cần ưu tiên cho giống lúa thơm, phát triển các vùng sản xuất tập trung theo giống, có sự liên kết sản xuất - tiêu thụ, x́t khẩu. Kiểm sốt chặt chẽ quy trình sản x́t để sản phẩm có chất lượng đồng nhất và đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực tế cho thấy, các nước nhập khẩu luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản như gạo. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác đều chú trọng đến chất lượng gạo và xây dựng các thương hiệu gạo của mình. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng gạo sẽ giúp Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thứ năm, Việt Nam cũng cần chú ý phát triển thị trường theo hướng duy trì thị trường

truyền thống và đồng thời phát triển thị trường mới, đặc biệt, khi nhiều nước nhập khẩu châu Á và châu Phi có xu hướng phát triển đảm bảo tự túc lương thực. Ngoài việc Nhà nước đàm phán mở cửa và phát triển thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế giới, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu

những quy định trong các hiệp định đó để có thể tận dụng được tối đa các ưu đãi theo hiệp định; nghiên cứu thị trường nhập khẩu để nắm rõ yêu cầu của nước nhập khẩu đối với sản phẩm gạo.

Thứ sáu, Nhà nước nên thống nhất cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn định

khối lượng gạo xuất khẩu, và cách thức phân bổ chỉ tiêu cho hợp đồng xuất khẩu tập trung. Để cân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo để tăng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm lại lợi ích kinh tế cho nơng dân và đồng thời bảo đảm giá lương thực phù hợp với người tiêu dùng lương thực, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đặc biệt trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng do tác động của dịch Covid-19. Khi áp dụng cơ chế thuế xuất khẩu, nên áp dụng công cụ thuế linh hoạt thay cho cơng cụ hạn ngạch để vừa có tính khả thi, vừa có hiệu quả tốt hơn.

Thứ bảy, Nhà nước cần có sự tơn trọng các quy luật thị trường và hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp xuất khẩu song song với việc bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá. Vì vậy, phải tách riêng vai trị dự trữ lương thực quốc gia ra khỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều kiện tiên quyết phải là đầu tư vốn xây dựng hệ thống kho chứa quốc gia phục vụ mục tiêu dự trữ quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá và xây dựng quỹ bình ổn giá lương thực. Đẩy mạnh hoạt động thu mua dự trữ khi giá lúa nội địa xuống thấp dựa trên quỹ bình ổn giá vừa giúp bảo bảo an ninh lương thực vừa giúp tạo ra mặt bằng giá an toàn cho người sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có thể thuê hệ thống kho chứa này để dự trữ lúa trong khi chờ hợp đồng xuất khẩu.

Thứ tám, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng cho xuất khẩu. Đồng bằng sông

Cửu Long là nơi cung cấp nguồn gạo chủ yếu cho xuất khẩu của nước ta hiện nay. Gạo được thu mua và xuất sang nước ngoài qua các cảng khẩu. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu ở vùng này nói riêng và cả nước nói chung nhiều hạn chế, khiến chi phí vận chuyển gạo bị đẩy lên cao. Gạo xuất khẩu thường tập trung về Thành phố Hồ

Chí Minh - nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập của rất nhiều loại hàng nên dễ dẫn đến sự ùn tắc. Vấn đề đặt ra là cần tạo sự thông suốt về vận tải - khâu cuối cùng của xuất khẩu gạo. Khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là những cảng quan trọng cần được đầu tư, nâng cấp, cải tiến lại hệ thống kho bãi, phương tiện bốc dỡ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuất khẩu gạo đúng thời gian và tiến độ.

Cuối cùng, Thực hiện hiệu quả mối liên kết kinh tế giữa nhà nước – nhà nông – nhà

khoa học – nhà doanh nghiệp, tạo thành sức mạnh tổng thể nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới. Theo Quyết định 80/QD-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng, tạo mối liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, ban hành từ năm 2002 có thể coi là khâu đột phá, góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng nơng sản nói chung, mặt hàng lúa gạo nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 73 - 77)