CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
3.3.1 Thực trạng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
➢ Năm 2020
Năm 2020 là năm đầu tiên nước ta chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp khơng ít khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Cơng Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để vừa bảo đảm cơng tác phịng chống dịch và bảo đảm an ninh lương thực, vừa tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, giúp người dân tiêu thụ thóc, gạo với số lượng và giá cả tốt nhất. An ninh lương thực được bảo đảm tuyệt đối xuyên suốt trong năm 2020.
Theo báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2020, xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,25 triệu tấn, trị giá đạt 3,12 tỷ USD, chiếm 12,75% thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Thái Lan . Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 1,9% so với năm 2019 vì chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất
khẩu gạo của năm 2020 lại tăng tới 11,2%. Đây là thành quả ấn tượng của ngành lúa gạo trong nhiều năm qua, nhất là khi xuyên suốt năm 2020, nền nông nghiệp nước ta chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ thiên tại và dịch bệnh trên cả lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Hình 3.2 : chỉ số GRSI của Việt Nam giai đoạn 01/2020 – 12/2020
Nguồn : Our world in data ( 2020)
Dựa vào hình 3.4 trình bày chỉ số mức độ nghiêm ngặt ( GRSI) của Việt Nam giai đoạn từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 có thể thấy được rằng : dịch bệnh khởi phát tại nước ta từ tháng 01/2020, sau đó mức độ nguy hiểm tăng dần và đạt đỉnh điểm vào tháng 03/2020 ( mức độ nghiêm ngặt lên đến 83,33). Điều này buộc Chính phủ phải gia tăng các biện pháp phòng chống dịch . Sau đó, những tháng cịn lại trong năm 2020 có xu hướng giảm nhưng khơng đáng kể. Qua đó cho thấy, Chính phủ đã có nhận định đúng đắn về những ảnh hưởng của dịch bệnh và có những chính sách ứng phó hợp lý, kịp thời nhằm giảm thiệt hại cho nền kinh tế.
25.93 47.2 2 83.3 3 76.8 5 69.4 4 55.5 6 79.6 3 77.3 1 58.3 3 55.5 6 46.7 6 55.0 9 T 0 1 T 0 2 T 0 3 T 0 4 T 0 5 T 0 6 T 0 7 T 0 8 T 0 9 T 1 0 T 1 1 T 1 2 Chỉ số GRSI
Tương ứng với mức chỉ số nghiêm ngặt của Việt Nam, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ đó có sự biến động qua từng tháng.
Hình 3.3 : Lượng gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam các tháng năm 2020 ( Đơn vị : tấn )
Nguồn : Tổng cục hải quan
Trong Quý I năm 2020, Việt Nam xuất khẩu được 1,52 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 700,81 triệu USD tăng 8% về sản lượng và tăng 14,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019
Khoảng thời gian cuối tháng 3 và tháng 4, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn với quy định giãn tiến độ xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước trước tác động của Covid-19. Trong khoảng thời gian này, việc xuất khẩu gạo được điều hành bằng hạn ngạch, khiến lượng gạo tồn tại cảng của nhiều doanh nghiệp rất lớn, tăng chi phí lưu kho bãi.
0 100 200 300 400 500 600 700 800 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Lượng ( tấn )
Trong những tháng đầu năm 2020, diễn biến xuất khẩu gạo phức tạp do các quốc gia đang trong thời kỳ chống dịch căng thẳng, khó khăn. Rất nhiều nước tăng mua, tăng tích trữ lương thực. Tại Việt Nam, năm 2020 dịch Covid-19 tuy được khống chế nhưng vẫn xác định dịch vẫn cịn diễn biến phức tạp; bên cạnh đó là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gây nguy cơ và tâm lý thiếu lương thực. Đặc biệt, giá gạo liên tục tăng nhanh khi hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng tới 31,7% so với cùng kỳ. Chính vì vậy ,Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 và áp dụng hạn ngạch 500.000 tấn gạo xuất khẩu để bảo đảm các nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo cũng như ổn định giá gạo trong nước và bảo đảm chủ động trong dự trữ lương thực.
Sau khoảng 1 tháng chững lại, tới đầu tháng 5, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho hoạt động x́t khẩu gạo được khơi phục bình thường, doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng tốc, kéo bù lại sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu bị hạn chế trong tháng 4, giá gạo Việt liên tục được cải thiện.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2020, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 26,6%, giữa lúc tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 5/2020 xuất khẩu 953.950 tấn, tương đương 492,54 triệu USD, giá 516,3 USD/tấn, tăng 87% về lượng, tăng 93,6% về kim ngạch và tăng 3,6% về giá so với tháng 4/2020 còn so với cùng tháng năm 2019 thì cũng tăng các mức tương ứng 40,6%, 67,6% và 19,2%.
An ninh lương thực được bảo đảm tuyệt đối trong năm 2020, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất, khi dịch bệnh bùng phát và nước ngoài tăng mạnh mua gạo từ Việt Nam.
Ngồi ra, người nơng dân và các thương nhân x́t khẩu gạo cũng ngày càng quan tâm hơn tới việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…
Điều đó có thể giải thích rằng, làn sóng Covid-19 bùng phát lần đầu tại Việt Nam vào khoảng cuối năm 2019 khơng ảnh hưởng đến x́t khẩu gạo. Giải thích cho hiện tượng này là do Việt Nam đã chủ động đa dạng hóa thị trường xuất khẩu từ năm 2019 để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên đại dịch Covid-19 cũng không ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)… đã tạo nhiều cơ hội cho xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nơng sản, trong đó có mặt hàng gạo. Một lý do quan trọng khác là các yếu tố nội lực của các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã có sự thay đổi, thích ứng trong thời gian vừa qua. Các doanh nghiệp cũng đã có sự liên kết với nhau để tạo ra chuỗi liên kết để sản xuất ra các sản phẩm gạo theo các tín hiệu của thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước nhập khẩu
➢ Năm 2021
Năm 2021 vừa khép lại, những tưởng ngành lúa gạo sẽ bị ùn ứ do tác động của dịch Covid-19, nhưng hạt gạo đã vượt qua sóng gió, tiếp tục là trụ đỡ của hàng triệu nông dân. Điều đáng mừng nữa, thương hiệu gạo Việt đã được ghi nhận ấn tượng trên thương trường xuất khẩu.
Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,19 triệu tấn, kim ngạch 3,27 tỷ USD; tăng 0,8% về khối lượng và tăng 7,2% giá trị. Mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 không đạt mục tiêu 6,5 triệu tấn, nhưng do giá bán tăng nên kim ngạch xuất khẩu lại vượt chỉ tiêu 3 tỷ USD đề ra.
Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2021, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% sản lượng gạo xuất khẩu, góp phần nâng cao giá xuất khẩu bình quân từ 496 USD/tấn (năm 2020) lên hơn 503 USD/tấn; giá trị xuất khẩu gạo năm 2021 ước đạt 3,27 tỷ USD.
Tuy nhiên, năm 2021 là năm mà nước ta hứng chịu đợt dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng khiến chuỗi cung ứng, tiêu thụ gạo bị gián đoạn.
Hình 3.4 : Lượng gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam các tháng năm 2021 ( Đơn vị : tấn )
Nguồn : Tổng cục hải quan
Theo số liệu báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu trong ba tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 1,1 triệu tấn, tức giảm mạnh tới 30,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ giá gạo xuất khẩu tăng nên giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ giảm ở mức 17,4%. Một trong những nguyên nhân chính làm cho lượng gạo xuất khẩu giảm
0 100 200 300 400 500 600 700 800 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Lượng ( tấn )
theo các doanh nghiệp là do thiếu hụt container và giá thuê container tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ. Mặt khác, lượng gạo xuất khẩu giảm còn do hai thị trường vốn nhập khẩu nhiều gạo Việt Nam là Trung Quốc và Philippines lại nhập rất ít, đặc biệt là trong tháng 3.
Từ tháng 4/2021 xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn khi đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là hàng hóa của nơng dân bị ùn ứ. Lượng gạo xuất khẩu sụt giảm trong những tháng đầu năm nay và giá gạo xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 4/2021. Xuất khẩu gạo tháng 4/2021 đạt 700 nghìn tấn, đem về 362 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 1,9 triệu tấn với giá trị 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Tới quý III/2021, khi các tỉnh, thành phố phía Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, đặc biệt khu vực các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Bạc Liêu, Long An…vốn là vựa lúa lớn nhất cả nước thực hiện giãn cách xã hội, đi lại bị hạn chế. Thị trường thiếu hụt nghiêm trọng tài xế xe tải/container để vận chuyển gạo hàng hóa từ nhà máy chế biến ra cảng. Người lao động làm hàng tại các cảng xuất khẩu cũng bị giảm rất nhiều. Cùng với đó, các thương nhân e ngại việc ký kết hợp đồng mới do tình trạng ách tắc trong lưu thơng và giao nhận tại các cảng biển. Bên cạnh đó, biên độ chênh lệch giá thời điểm chào bán và giá cước thực tế lúc giao hàng quá lớn khiến các thương nhân cũng như khách hàng đều gặp rủi ro lớn. Ngồi ra, tình trạng tồn kho thóc, gạo tại doanh nghiệp nhìn chung vẫn cịn nhiều, dù đã đến thời điểm bổ sung tồn kho thường kỳ. Trong khi đó, do giá trị hàng hóa cao nên các thương nhân xuất khẩu gạo hầu hết đều sử dụng địn bẩy tài chính lớn, các chi phí phát sinh sau Chỉ thị 16 cũng thành một gánh nặng mới cần được tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ cho ngành hàng quan trọng này.
Thời điểm tháng 7 và tháng 8 của năm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó do việc lưu thơng hàng hóa giữa các địa phương bị hạn chế nhưng kim ngạch xuất khẩu của
tháng sau vẫn tăng so với tháng trước. Các doanh nghiệp đã rất nỗ lực khắc phục khó khăn để xuất khẩu gạo giữ vững vị thế là ngành hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam. Sự sụt giảm xuất khẩu trong quý III, nhất là tháng 7 và 8 đã kéo kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm sụt giảm cả khối lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, rheo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) đạt lần lượt 4,57 triệu tấn gạo, trị giá gần 2,42 tỷ USD, giảm 8,3% về khối lượng, giảm 1,2% về trị giá. Nhưng từ đầu tháng 10/2021, khi các tỉnh phía Nam mở cửa, hoạt động sản xuất, logistics được khơi thơng trở lại cộng với Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả Covid-19, sản x́t, xuất khẩu đã được nối lại nhanh hơn dự kiến, từ đó góp phần vào bức tranh xuất khẩu gạo cả năm 2021 với 6,24 triệu tấn, thu về 3,29 tỷ USD.
Tuy vậy, thời điểm này do mới quay lại sản xuất nên các doanh nghiệp phải có thêm một khoảng thời gian để khôi phục 100% công suất, tuyển dụng thêm và kêu gọi lao động trở lại làm việc, thăm dị tìm hiểu nhu cầu thị trường… Do đó, phải tới cuối tháng 11 thị trường xuất khẩu gạo mới phục hồi hồn tồn.
Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn, 10 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo cả nước đạt gần 5,2 triệu tấn, với kim ngạch hơn 2,7 tỷ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc.
Hai tháng cuối năm 2021, xuất khẩu gạo Việt Nam có cơ hội phục hồi và bứt phá vì dịch Covid-19 trong nước đang dần được kiểm soát, hoạt động của các doanh nghiệp đã ổn định hơn. Mặt khác, hầu hết các thị trường thế giới cũng đều đã quay trở lại với nhu cầu khá lớn cho tiêu dùng dịp cuối năm sau một thời gian bị gián đoạn nguồn cung do dịch Covid-19 bùng phát ở cả thị trường xuất và nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục hải quan, trong tháng 11/2021 cả nước xuất khẩu 566.358 tấn gạo, tương đương 296,4 triệu
USD, giá trung bình 523,4 USD/tấn, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,9% về kim ngạch so với cùng kì năm 2020.
➢ Năm 2022
Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều thuận lợi do nhu cầu thế giới tăng. Trong quý I.2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cả về số lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, lượng gạo xuất khẩu của cả nước 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,475 triệu tấn, với trị giá 715 USD. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo tăng 24% về sản lượng và tăng 10,5% về giá trị kim ngạch.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 vẫn đảm bảo từ 6 - 6,2 triệu tấn, tương đương năm 2020 và 2021, dù giá gạo xuất khẩu năm 2022 có thể khơng đạt đỉnh cao như năm trước. Cũng theo VFA, xuất khẩu gạo năm nay tiếp tục duy trì thứ hạng tốt do ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ngay từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã rất lạc quan, báo hiệu xuất khẩu gạo năm nay sẽ có sự bứt phá mạnh hơn bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa: Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhận định thị trường xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ thuận lợi hơn so với năm ngoái do nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch COVID-19. Nhiều chuỗi cung ứng từng bị đứt gãy do đại dịch cũng đang được kết nối lại, giúp cho sức mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, căng thẳng Nga-Ukraine sẽ khiến cho nhiều nước tiếp tục quan tâm hơn tới việc dự trữ lương thực.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, Hiệp định EVFTA cũng là cơ hội lớn để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU. Theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA), EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn gạo/năm và tự do hóa hồn tồn đối với gạo tấm. X́t khẩu gạo hứa hẹn sẽ có một năm tăng trưởng về lượng và chất nếu doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thời cơ này.