Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

4.2 Giải pháp

4.2.3 Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, Doanh nghiệp cần tận dụng và nắm bắt cơ hội từ các FTA

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động nghiên cứu và tìm hiểu về các FTA; chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, học tập, áp dụng các mơ hình thành cơng đã có để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ xuất khẩu; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có gạo hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các biện pháp đối phó với các vụ kiện về phịng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, các điều kiện trong giao thương, nâng cao năng lực. Vì vậy, để nắm bắt các cơ hội từ việc thực thi hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước tiến dài và chắc chắn trong thời gian tới. Trước hết, cần thực hiện tốt định hướng về tái cơ cấu ngành lúa gạo, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, trên cơ sở tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sạch, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và các giống lúa năng suất, chất lượng cao.

Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò trong việc đầu tư ,ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sạch, thân thiện môi trường; ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại và các giống lúa năng suất, chất lượng cao., xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong khâu chế biến, bảo quản lúa gạo.

Một là, doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất. Đây là điều kiện tiên quyết để sản xuất có hiệu quả. Hệ thống này cần phải được trang bị hiện đại, đồng bộ, đảm bảo sức cạnh tranh của lúa gạo. Cơ sở hạ tầng cần được chú trọng nhất ở các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói bằng việc lắp đặt, sử dụng các máy móc mới, cơng śt cao, chế tạo, lắp ráp và mua sắm thiết bị thu hoạch lúa để tăng cơ giới hóa thu hoạch và giải quyết thiếu hụt lao động nông nghiệp ở các vùng trồng lúa quy mô lớn. Hai là, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phát huy hơn nữa các yếu tố nội lực để có sự thay đổi, thích ứng kịp thời trong thời gian dịch bệnh bùng phát kéo dài. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra chuỗi các sản phẩm gạo theo các tín hiệu của thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu.

Các doanh nghiệp sản xuất và thương nhân xuất khẩu gạo cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất khép kín theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhằm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và u cầu khó tính của các thị trường tiêu dùng cao cấp như EU.

Thứ ba, Doanh nghiệp cần ưu tiên việc nghiên cứu các loại giống lúa

Doanh nghiệp trong ngành Lúa gạo cần phải phát triển các loại gạo mới có chất lượng, thương hiệu, bên cạnh việc chú trọng tới khâu sản xuất, xây dựng quảng bá hình ảnh. Vì sau bài học từ cơn sốt gạo ngon nhất thế giới ST25 cho thấy, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến những sản phẩm có giá trị cao, có uy tín trên thị trường. Chính

vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu tư sâu giống mới, cũng như sản xuất mặt hàng lúa thơm có lợi nhuận cao, thay vì trồng các loại gạo trắng bình thường có giá trị thấp. Doanh nghiệp nên đầu tư nghiên cứu các ứng dụng khoa học cơng nghệ như: xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu; hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giống lúa; hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân

Ngành lúa gạo cần tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống mới, ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới.

Thứ tư, Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển và xây dựng thị trường mục tiêu

Việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường ln là mục tiêu quan trọng nhất. Đặc biệt, với thị trường xuất khẩu, đây là mối quan tâm hàng đầu. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng vào việc nghiên cứu và xây dựng thị trường. Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thị trường gạo thế giới và trong nước phục vụ công tác điều hành, phát triển thị trường xuất khẩu. Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường, lộ trình cát giảm thuế quan để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.Về lâu dài, tái cơ cấu sản xuất lúa gạo cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác được khuyến cáo cần phải đi theo hướng lấy tín hiệu thị trường để định đướng quy hoạch và tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu, nhằm ổn định hoạt động tiêu thụ với giá có lợi cho người nơng dân, nâng cao thu nhập của người nông dân.

Thứ sáu, Các doanh nghiệp cần thống nhất việc xác định giá xuất khẩu

Định giá cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản luôn biến động như gạo là một vấn đề khá khó khăn. Để nâng cao giá trị xuất khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện:

Mợt là, giảm thiểu chi phí sản x́t. Chi phí sản xuất gạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

phân bón, giống, nhân cơng, năng śt lúa... Hiện nay, chi phí sản x́t lúa gạo Việt Nam nhìn chung thấp hơn so với các nước chân Á, ví dụ như Thái Lan , là do điều kiện tự nhiên thuận lợi, mức độ đầu tư phân bón thấp nhưng có năng suất tương tự như các nước khác, chi phí nhân cơng rẻ... Chính vì vậy, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần phát huy lợi thế này, tiếp tục giảm thiểu chi phí sản xuất - yếu tố quyết định tính cạnh tranh và giá gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hai là, thống nhất giá xuất khẩu giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: Do cạnh tranh giữa

các doanh nghiệp nên giá gạo Việt Nam xuất khẩu giảm đáng kể so với gạo cùng chất lượng của các nước xuất khẩu khác. Do đó, cần phải có một chính sách giá chung giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phát huy hơn nữa các yếu tố nội lực để có sự thay đổi, thích ứng kịp thời trong thời gian dịch bệnh bùng phát kéo dài. Các doanh nghiệp cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra chuỗi các sản phẩm gạo theo các tín hiệu của thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu.

Cuối cùng, Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu

Trong thời gian qua, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm lúa gạo của Việt Nam chưa được quan tâm thỏa đáng. Điều này được thể hiện, giá gạo trên thị trường thế giới trong năm cho thấy, gạo Thái Lan và gạo của Ấn Độ chào bán cao hơn gạo Việt Nam từ vài chục đến vài trăm USD/tấn. Tình trạng này đã kéo dài từ nhiều năm nay, qua đó cho thấy mặc dù chúng ta ln duy trì vị trí thứ hai về số lượng gạo xuất khẩu trên thế giới nhưng mức lợi nhuận thực mang về lại chưa tương xứng. Nguyên nhân do gạo Việt Nam khi xuất khẩu chỉ mang nhãn hiệu chung chung, hoặc khơng có thương hiệu thì giá bán sẽ rất thấp so với những loại gạo có thương hiệu thật sự của Thái Lan hay các nước khác.

Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tích cực trong các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm trên website của doanh nghiệp, tham gia các hội chợ, triển lãm, thành lập văn phịng đại diện ở nước ngồi, tham gia các sàn giao dịch nông sản… để người tiêu dùng nước ngồi có nhiều cơ hội biết đến gạo Việt Nam hơn.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực tìm hiểu và cập nhật thơng tin để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất cũng như cải tiến và khắc phục thiếu sót, đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị cho hàng hóa xuất khẩu, cũng như định hướng thị trường trọng điểm một cách cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)