Gía gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

3.3.2 Gía gạo xuất khẩu

➢ Năm 2020

Năm 2020, Trong bối cảnh thị trường khó khăn và bị tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng về trị giá, với giá xuất khẩu bình quân cả năm 2020 đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Đây là mức giá bình quân năm cao nhất trong những năm gần đây, mang lại lợi ích to lớn cho người dân trồng lúa.

Hình 3.5 : Giá gạo xuất khẩu trung bình từng tháng của năm 2020 ( Đơn vị tính : USD/tấn )

Nguồn : Tổng cục hải quan

0 100 200 300 400 500 600 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Từ tháng 2/2020 giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu tăng lên, đạt mức 450-520$/MT, trong đó giá của gạo Việt Nam loại 5% tấm trong quý 1/2020 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng một phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, chủng loại gạo xuất khẩu cũng dần chuyển sang những loại gạo có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ cuối năm 2019, việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo một thời gian, vận tải quốc tế bị gián đoạn và tình trạng khó th vỏ container rỗng để vận chuyển gạo xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao.

Chỉ trong tháng 11 năm 2020, giá gạo xuất khẩu nước ta tăng từ 20 đến 30 USD/tấn so với tháng trước đó. Đây là tín hiệu vui đối với người dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi một năm gặp nhiều khó khăn thách thức từ dịch bệnh và thiên tai. Đầu tháng 12- 2020, giá chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam dao động ở mức 493 đến 497 USD/tấn, cao hơn gạo Thái-lan khoảng 20 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ khoảng 120 USD/tấn. Đây được đánh giá là mức giá tốt nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam và phần nào minh chứng cho chất lượng hạt gạo Việt Nam đã nâng cao rõ rệt. Trong thời điểm mà Việt Nam và các nước khác đang chịu ảnh hưởng tác động bởi Covid-19 thì rất nhiều mặt hàng nơng sản bị giảm về mặt thị trường. Tuy nhiên, một trong những mặt hàng điểm sáng là mặt hàng gạo, đặc biệt năm 2020 giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tương đối tốt. Những con số này cho thấy, hạt gạo Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về giá, giá trị gia tăng của gạo đã được cải thiện, chất lượng gạo Việt Nam đang tăng cao và được thế giới công nhận.

Nguyên nhân khiến giá gạo tăng bởi nhu cầu dự trữ gạo của các quốc gia nhập khẩu tăng do dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong khi đó, sản lượng lúa gạo của một số nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan giảm hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn cung gạo thế giới chưa nhiều.

Trong năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở “top đầu”, cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Giá gạo cao sẽ hỗ trợ, bù đắp vào số lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hình 3.6 : Giá gạo xuất khẩu trung bình từng tháng của năm 2021 ( Đơn vị tính : USD/tấn )

Nguồn : Tổng cục hải quan

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá gạo xuất khẩu bình quân ba tháng đầu năm 2021 đạt 547,8 USD/tấn, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, trong tháng 4/2021, giá gạo Việt Nam đạt 508 USD/tấn vào đầu tháng và đã giảm xuống còn 488 USD/tấn vào cuối tháng.

Thời điểm tháng 7 và tháng 8 của năm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó do việc lưu thơng hàng hóa giữa các địa phương bị hạn chế nhưng kim ngạch xuất khẩu của tháng sau vẫn tăng so với tháng trước. Các doanh nghiệp đã rất nỗ lực khắc phục khó khăn để xuất khẩu gạo giữ vững vị thế là ngành hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.

420 440 460 480 500 520 540 560 580 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Khi thị trường đã bắt đầu khởi động trở lại, giao thương quốc tế khơng cịn tắc nghẽn và thiếu container rỗng nghiêm trọng như trước đây. Thêm một tín hiệu đáng mừng khác là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh trở lại do Nhà nước tăng mua bù gạo dự trữ, đồng thời nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới tăng từ đầu tháng 9 đến cuối năm. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo cạnh tranh với nước ta là Ấn Độ lại giảm nguồn cung do những điều kiện không thuận lợi từ thời tiết. Cụ thể, giá gạo thơm dao động trong khoảng 510 - 515 USD/tấn, gạo OM 480 - 490 USD/tấn, tương đương với giá gạo của Thái Lan và cao hơn khoảng 20 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ. Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong các tháng cuối năm 2021, giá gạo Việt Nam ln duy trì ở mức cao hơn các nước khác. Điển hình như ngày 1/12, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 415 USD/tấn, trong khi Thái Lan ở mức 381 USD/tấn, còn Ấn Độ và Pakistan có giá lần lượt là 348 USD/tấn và 353 USD/tấn. Một điểm nhấn ấn tượng của ngành lúa gạo trong năm 2021 là giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn giá gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Đơn cử như trong tháng 11/2021, giá gạo tẻ thường loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 438 USD/tấn, trong khi giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan là 373 USD/tấn, Ấn Độ là 358 USD/tấn và Pakistan 363 USD/tấn.

Tuy giá lúa gạo trong nước lẫn xuất khẩu có giảm và Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức giá cạnh tranh có thể làm cho xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục giảm mạnh về lượng trong ngắn hạn và giảm nhẹ về giá, nhưng ngành lúa gạo vẫn lạc quan bởi thời điểm dồi dào lúa gạo trong nước đã qua, chuyện thiếu hụt container đã phần nào hạ nhiệt, nên nhiều dự báo cho thấy, việc xuất khẩu gạo sẽ trở lại đà tăng trưởng trong thời gian tới, do nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới vẫn tăng. Thậm chí có doanh nghiệp đã có hợp đồng thương mại gạo thơm với đối tác EU từ nay đến hết tháng 6 với mức giá lên đến 700 USD/tấn, nên hiện tại dù giá đang giảm nhưng họ vẫn tiếp tục thu mua lúa gạo bình thường.

➢ Năm 2022

Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2022 , giá trung bình đạt 481,5 USD/tấn (giảm 12%). Gạo xuất khẩu tăng cả về số lượng lẫn giá trị, do Trung Quốc mở cửa khẩu trở lại. Bên cạnh đó, các thị trường tiêu thụ gạo truyền thống của Việt Nam như Philippines, Malaysia, Mỹ, châu Phi, Hàn Quốc..., nhu cầu nhập khẩu bắt đầu cao.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá gạo châu Á có diễn biến tăng mạnh và theo xu hướng chung của khu vực, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2021, là 410 - 415 USD/tấn vào ngày 10/3, so với mức tương ứng 400 USD/tấn vào tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu tăng và xung đột Ukraine- Nga khiến các khách hàng từ những nước khác thuộc châu Á chuyển sang mua gạo Việt Nam.

Theo Bộ Công thương, giá xuất khẩu gạo ổn định cùng chất lượng vượt trội đã tạo ưu thế cho xuất khẩu gạo của Việt Nam ngay trong tháng đầu năm 2022. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng đầu năm 486,5 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Các thương nhân xuất khẩu gạo cho rằng, do ảnh hưởng của giá vận tải cũng như chi phí thuê container rỗng cao ảnh hưởng đến đối tác, các thương nhân đã giảm giá gạo để chia sẻ khó khăn.

Trong những ngày đầu năm 2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được các thương nhân linh hoạt điều chỉnh tăng, giảm khoảng 5 USD/tấn để phù hợp với tình hình xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 393- 397 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 373-377 USD/tấn, gạo 100% tấm có giá 328-332 USD/tấn.

Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được các thương nhân linh hoạt điều chỉnh tăng, giảm khoảng 5 USD/tấn để phù hợp với tình hình xuất khẩu lúa gạo trên

thế giới. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 393-397 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 373-377 USD/tấn, gạo 100% tấm có giá 328-332 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo trong năm 2022 được dự báo tiếp tục duy trì thứ hạng tốt do ngành lúa gạo Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng (tỷ trọng gạo thơm tăng lên, năng suất lúa được cải thiện). Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Tân Long, Intimex, Trung An… tiếp tục được đối tác ký kết các đơn hàng lớn, giá trị cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo việt nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 54 - 59)