CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
4.1 Những xu hướng mới trong hoạt động xuất khẩu gạo
Thị trường xuất khẩu gạo thế giới thời gian gần đây có xu hướng ưu tiên thực hiện thơng qua đấu thầu quốc tế các hợp đồng thương mại và coi trọng chất lượng. Ðồng thời, khơng ít hàng rào phi thuế quan đã xuất hiện, ngày càng đa dạng, ngặt nghèo hơn và mỗi thị trường có những tiêu chí riêng. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam cũng đã duy trì chế độ nhập khẩu chặt chẽ thông qua hạn ngạch và kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, đã yêu cầu về chất lượng, tem nhãn và truy xuất nguồn gốc đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.
➢ Xu hướng tự do hóa hồn tồn
Biểu hiện của xu hướng này có thể kể đến việc đổi mới trong xuất khẩu gạo của một số quốc gia. Philippines là thị trường nhập khẩu gạo truyền thống, có thể nhập khẩu lên đến 1,5-2 triệu tấn/năm, chủ yếu theo hình thức cấp Chính phủ (G2G). Thế nhưng, nhìn vào diễn biến nhập khẩu gạo của Philippines trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2018, có thể thấy rõ xu hướng này đã có sự thay đổi đáng kể. Nước này đang dần chuyển dịch cơ chế cho phép tư nhân tham gia nhập khẩu gạo.
Không chỉ riêng Philippines, nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính đã và đang thay đổi cơ chế điều hành, nhằm hạn chế sự độc quyền cũng như sự tham nhũng trong vấn đề nhập khẩu gạo.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong số các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam, hiện chỉ có Cuba là nhập khẩu theo hình thức G2G, cịn lại các thị trường như Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq... đều cho phép tư nhân tham gia vào nhập khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia. Điều này cho thấy xu hướng chủ đạo trong xuất nhập khẩu gạo hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt, giảm sự độc quyền ở các cơ quan phụ trách lương thực quốc gia
Indonesia cũng là một ví dụ điển hình. Đầu năm 2018, nước này đã thơng báo mở thầu nhập khẩu gạo với sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ nhiều nước khác nhau, thay vì đấu thầu theo hình thức tập trung truyền thống.
Sự chuyển hướng của các thị trường trong cơ chế nhập khẩu gạo đang được bộc lộ rõ nét hơn và được dự báo sẽ tác động đến xu hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực và gần đây Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức lại khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các quy định khắt khe của các thị trường khó tính. Đồng thời, góp phần tận dụng các ưu đãi về thuế quan, nâng cao khả năng cạnh tranh để thúc đẩy xuất khẩu vào khu vực thị trường EU và RCEP. Để tăng tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã dần chuyển dịch, nâng cao tỷ lệ sản xuất các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao
➢ Xu hướng chuyển dịch loại sản phẩm và thị trường
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế , năm 2018 đã ghi nhận những xu hướng mới, nổi bật và quan trọng trong xuất khẩu gạo là ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao, giá trị lớn, thông qua đấu thầu thương mại quốc tế, chính ngạch, đồng thời rào cản kỹ thuật thương mại cũng ngày càng đa dạng, ngặt nghèo hơn. Việt Nam tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo thơm, gạo giống Nhật Japonica, gạo dẻo, gạo nếp, giảm trồng các loại gạo cấp thấp.
Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng là yêu cầu quan trọng nhất trong xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chú trọng cải thiện hơn nữa các vấn đề chất lượng, nhất là khi xuất khẩu sang những thị trường trọng điểm như Trung Quốc…