CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
3.3.3 Thị trường xuất khẩu
➢ Năm 2020
Trong năm 2020, Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam ,xấp xỉ 3,68 triệu tấn, chiếm 66,16% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước (Bộ Công Thương, 2021). Trong đó, Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 2,22 triệu tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, giá 476 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 19,3% về kim ngạch và tăng 14,7% về giá so với năm 2019, chiếm 35,5% trong tổng lượng và chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng rất mạnh 70% về lượng, tăng 92,7% về kim ngạch và tăng 13,3% về giá so với năm trước, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam với 810.838 tấn, tương đương 463,03 triệu USD, giá 571 USD/tấn, chiếm trên 13% trong tổng lượng và chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch.
Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, đạt gần 1,13 triệu tấn, chiếm 18,54%. Nổi bật phải kể đến Ghana đứng vị trí thứ 3, đạt 522.548 tấn, tương đương 282,29 triệu USD, giá trung bình 540,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm 2019, với mức tăng tương ứng 22,3%, 32,8% và 8,5%, chiếm 8,4% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước..
Thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ ba là Châu Mỹ đạt khoảng 0,39 triệu tấn, chiếm 6,42 (%). Kế đến là thị trường Châu Đại Dương xếp thứ 4, đạt 0,26 triệu tấn, chiếm khoảng
3,1%, vị trí thứ năm là thị trường Trung Đông đạt 0,19 triệu tấn, chiếm khoảng 3,1% và thấp nhất là thị trường Châu Âu đạt 0,09 triệu tấn chiếm 1,43%.
Hình 3.7 : Thị trường xuất khẩu gạo năm 2020
Nguồn : Bộ Công thương
Bảng 3.5 : Xuất khẩu gạo 2020
Thị trường
Năm 2020 So với năm 2019(%) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Trị giá (USD)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng cộng 6.249.074 3.120.144.255 -1,91 11,18 100 100 Philippines 2.218.502 1.056.276.415 3,97 19,26 35,5 33,85 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Đại
Dương Trung Đông Châu Âu
Trung Quốc 810.502 463.030.978 69,97 92,65 12,98 14,85 Ghana 522.548 282.293.422 22,32 32,75 8,36 9,05 Hồng Kông 87.605 50.180.370 -27,59 -20,74 1,4 1,61 Malaysia 547.132 237.314.410 -0,81 8,46 8,76 7,61 Singapore 110.017 60.945.376 8,92 14,15 1,76 0,6 Australia 29.523 18.634.458 65,56 67,57 0,47 1,6 Indonesia 92.587 30.367.451 130,56 171,52 1,48 0,97 Nguồn : Vinanet
Trong năm 2020, xuất khẩu gạo sang các thị trường chính đều tăng cả lượng và kim ngạch so với năm 2019, bên cạnh đó, cịn có một số thị trường cũng tăng mạnh như: Indonesia tăng 130,6% về lượng và tăng 171,5% về kim ngạch, đạt 92.587 tấn, tương đương 49,95 triệu USD; Australia tăng 65,6% về lượng và tăng 67,6% về kim ngạch, đạt 29.523 tấn, tương đương 18,63 triệu USD.
➢ Năm 2021
Về thị trường, Theo số liệu của Tổng cục hải quan, 11 tháng năm 2021 Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 2,3 triệu tấn, tương đương 1,18 tỷ USD, giá trung bình 510,6 USD/tấn, tăng 18,7% về lượng, tăng 29,3% về kim ngạch và tăng 8,9% về giá so với 11 tháng đầu năm 2020; chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38,8% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.
Trung Quốc đứng thứ 2 với 999.860 tấn, tương đương 494,72 triệu USD, giá trung bình 494,8 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 14,6% về kim ngạch nhưng giảm 13,8% về
giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 17,4% trong tổng lượng và chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch.
Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 608.786 tấn, tương đương 356,85 triệu USD, giá 586,2 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 20,2%, 30,7% và 8,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo sang thị trường Malasysia giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2020, giảm 49,3% về lượng, giảm 41,6% về kim ngạch nhưng tăng 15% về giá, đạt 273.050 tấn, tương đương 135,59 triệu USD, giá 496,6 USD/tấn, chiếm trên 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Ngược lại, xuất khẩu sang Bangladesh lại tăng rất mạnh 8.617 % về lượng, tăng 10.082% kim ngạch, tăng 16,8% về giá, đạt 53.261 tấn, tương đương 32,19 triệu USD, giá 604 USD/tấn.
Bảng 3.6 : Xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2021
Thị trường 11 tháng năm 2021 So với cùng kỳ năm 2020 (%)
Tỷ trọng (%)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng cộng 5.748.064 3.033.048.509 0.8 7.24 100 100
Philipines 2.304.101 1.176.387.102 18.69 29.25 40.08 38.79
Trung Quốc 999.860 494.717.619 32.91 14.61 17.39 16.31
Bờ Biển Ngà 388.271 182.444.899 -19.11 -11.28 6.23 6.02 Malaysia 273.050 135.586.126 -49.27 -41.64 4.75 4.47 Singapore 105.550 61.256.259 3.18 8.67 1.84 2.02 Hồng Kông 73.951 44.970.736 -3.64 2.85 1.29 1.48 Bangladesh 53.261 32.185.715 8.617,2 10.082,16 0.93 1.06 Indonesia 59.425 29.215.531 -32.67 -38.9 1.03 0.96
Nguồn : Tổng cục Hải quan
➢ Năm 2022
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 539.231 tấn, tương đương 250,35 triệu USD, giá trung bình 464,3 USD/tấn, tăng mạnh 110,7% về lượng, tăng 81,9% về kim ngạch nhưng giảm 13,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021; chiếm 55,3% trong tổng lượng và chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.
Trung Quốc đứng thứ 2 với 81.884 tấn, tương đương 40,82 triệu USD, giá trung bình 498,5 USD/tấn, giảm mạnh 48,6% về lượng, giảm 51,2% về kim ngạch nhưng giảm 5% về giá so với cùng kỳ năm 2021; chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 95.946 tấn, tương đương 38,02 triệu USD, giá 396,3 USD/tấn, tăng 205,7% về lượng và tăng 127,8% kim ngạch nhưng giảm 25,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 9,9% trong tổng lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường 2 tháng năm 2021 So với cùng kỳ năm 2021 (%) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Trị giá(USD)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng cộng 974.556 469.260.822 48.55 30.55 100 100 Philipines 539.231 250.347.093 110.74 81.9 55.33 53.35 Trung Quốc 81.884 40.817.071 -48.56 -51.2 8.4 8.7 Bờ biển Ngà 95.946 38.022.066 205.69 127.82 9.85 8.1 Malaysia 51.826 24.080.387 120.81 82.67 5.32 5.13 Ghana 24.933 13.418.826 -49.68 -55.36 2.56 2.86 Singapore 11.882 6.922.731 -23.45 -24.92 1.22 1.48 U.A.E 10.182 6.491.624 171.88 185.87 1.04 1.38 Hồng Kông 10.733 6.183.318 -24.47 -29.48 1.1 1.32 Mỹ 4.606 6.183.318 47.34 47.28 0.47 0.77 Australia 5.101 3.460.111 13.28 18.5 0.52 0.74
Nguồn : Tổng cục hải quan
Thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2022 được nhận định sẽ thuận lợi hơn so với năm ngoái. Nguyên nhân là do nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch Covid-19, nhiều chuỗi cung ứng vốn từng bị đứt gãy do đại dịch, cũng đang được kết nối lại giúp cho sức mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, những bất ổn trên tồn cầu, mà mới đây là cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine cũng khiến cho người dân nhiều nước tiếp tục quan tâm hơn tới việc dự trữ lương thực.
Trên bình diện ngành lúa gạo toàn cầu, trong năm 2022, cả sản lượng lẫn tiêu thụ đều được dự báo tăng, nhưng mức tăng tiêu thụ cao hơn nhiều so với mức tăng sản lượng. Đây cũng là tín hiệu tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Ngoài các thị trường truyền thống như Philippines (chiếm tỉ trọng lớn nhất), Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, các nước châu Phi, Hàn Quốc..., thì xuất khẩu gạo sang châu Âu (EU) dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 bởi hỗ trợ của Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).