Số dư nguồn vốn từ thẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng (Trang 42 - 43)

3 15.566 8,52 Tiền gửi của

2.3.2.Số dư nguồn vốn từ thẻ.

Nguồn thu lớn nhất từ thẻ không phải từ phí dịch vụ mà từ nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng của chủ thẻ, đó là số dư trên tài khoản thẻ thanh toán. Ngân hàng sẽ sử dụng tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi này để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 9: Số dư trên tài khoản thẻ tại chi nhánh trong năm 2009-2011.

Đơn vị: Triệu đồng Loại thẻ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010-2009 Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2011-2010 Tỷ lệ (%) 24+ 10.547 10.883 19.128 336 3,2 8.245 75,8 24++ 8.493 14.450 25.752 5.957 70,1 11.270 78,0 Master Card 4.832 6.606 10.409 1.774 36,7 4.803 72,7 Visa Card - - 1.576 - - - - Tổng 23.872 31.944 56.865 8.072 33,8 24.921 84,3

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011

Qua bảng số liệu cho thấy tổng số dư nguồn vốn tạm thời từ thẻ tăng mạnh qua 3 năm 2009-2011 thể hiện sự nổ lực mạnh mẽ, sự phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên của chi nhánh trong công cuộc huy động vốn thông qua việc phát hành và thanh toán thẻ trong nước và quốc tế.

Từ bảng số liệu trên, ta thấy lượng tiền này là rất lớn tính ra trung bình mỗi khách hàng có số dư trên tài khoản thẻ từ 6-9 triệu đồng /thẻ. Đặc biệt, số dư nguồn vốn tạm thời trên tài khoản thẻ này tăng theo mức tăng số lượng thẻ được phát hành hàng năm. Năm 2010, tổng số dư là 31.944 triệu đồng tăng 8.072 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 lượng tiền này tăng 84,3% so với năm 2010, tương ứng tăng 24.921 triệu đồng nâng mức số dư nguồn vốn tạm thời lên 56.865 triệu đồng. Con số này là không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh. Chứng tỏ được vai trò của bộ phận phát hành và thanh toán thẻ trong hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

Thẻ ghi nợ nội địa S24+ các đối tượng sử dụng chủ yếu là các bạn trẻ, học sinh – sinh viên và một số các nhân có thu nhập thấp cho nên lượng người sử dụng rất

nhiều. Năm 2011 nguồn vốn tạm thời huy động được từ sản phẩm thẻ này là tăng 8.245 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 75,8%. Loại thẻ này tập trung chủ yếu đối tượng là các bạn trẻ, học sinh – sinh viên và một số cá nhân có thu nhập thấp.

Thẻ ghi nợ nội địa S24++ trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2010 thu được 14.450 triệu đồng, tăng 5.957 triệu đồng so với 2009, qua năm 2011 tăng thêm 11.270 triệu đồng nâng mức vốn tạm thời trong tài khoản thẻ lên tới 25.752 triệu đồng. Tuy số lượng thẻ phát hành không lớn hơn thẻ S24+ nhưng nguồn vốn tạm thời từ loại thẻ này chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi vì loại thẻ này được các công ty, các DN lựa chọn để trả lương qua thẻ cho cán bộ công nhân viên.

Thẻ quốc tế Master Card cũng tăng đều qua từng năm và nguồn vốn tạm thời thu được từ lớp sản phẩm này cũng khá lớn, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cho Ngân hàng.

Thẻ Visa Card mới được phát hành năm 2011, với 447 thẻ được phát hành trong năm, nguồn vốn tạm thời trong tài khoản này là 3.576 triệu đồng. người sử dụng loại thẻ này chủ yếu là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng và một số cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng (Trang 42 - 43)