3 15.566 8,52 Tiền gửi của
2.1.3.2. Tình hình cho vay qua 3 năm (2009-2011):
Trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất, và các ngân hàng hiện nay đều coi và lấy hoạt động này làm hoạt động chủ lực cho ngân hàng mình và cho những năm tới. Mục tiêu phát triển chính của chi nhánh trong hoạt động này là hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoài ra còn hướng đến các khách hàng là các cá nhân trong xã hội. Trong thời gian qua, những khách hàng cá nhân mà SeABank-Đà Nẵng đã thu hút được đa số hộ kinh doanh nhỏ lẻ, họ vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn lưu động tạm thời, phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Do đó, ngân hàng đã đưa các sản phẩm cho vay như: cho vay để sản xuất kinh doanh, cho vay xây dựng, sửa chữa và mua sắm nhà ở, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay mua ôtô, cho vay du học… Nhờ cho vay mà ngân hàng tạo được nguồn thu nhập lớn để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang tính rủi ro cao vì thế cần phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ mới hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
Tình hình cho vay của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: Tình hình cho vay của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (2009/2010) Chênh lệch (2010/2011) Dư nợ vay 703.757 1.005.097 1.369.72 3 301.34 0 42.82 % 364.626 36.28 % Nợ xấu 3.358 3.648 4.137 290 8.64% 489 13.40 % Tỷ lệ nợ xấu 0.48% 0.36% 0.30%
Từ bảng trên cho thấy tình hình cho vay của Ngân hàng khá khả quan khi các chỉ tiêu về dư nợ đều tăng qua các năm và tỷ lệ nợ xấu thì giảm đều qua các năm.
Qua 3 năm, dư nợ bình quân của ngân hàng tăng lên. Năm 2010 dư nợ bình quân tăng 42.82% so với năm 2009 với mức tăng là 301.340 triệu đồng, đến năm 2011 tăng không nhiều so với năm 2010 là 36.28% ứng với mức tăng là 364.626 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các thành phần kinh tế, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm sút, thu nhập của dân cư tăng cao nhưng do chi phí giá cả cũng tăng tương ứng nên dư nợ của chi nhánh cũng tăng theo.
Năm 2009 đến 2011, nợ xấu qua 3 năm lại biến động tăng giảm. Năm 2010 nợ xấu tăng so với năm 2009 là 290 triệu đồng, tương ứng tăng 8,64%, năm 2011 nợ xấu tiếp tục tăng lên 13.4%, tương ứng 489 triệu đồng so với năm 2010. Thì trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và biến động liên tục, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, đời sống và tình hình kinh doanh của dân chúng cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thu nợ của chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Cho nên đã làm cho chênh lệch về tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu qua từng năm đều giảm mạnh, năm 2009 là 0,48%, năm 2010 còn 0,36% và đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 0.3%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã quản lý tốt chất lượng tín dụng và các khoản cho vay.