Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 30 - 37)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8

C. NỢ PHẢI TRẢ 10.799.151,16 63,62% 9.405.794,21 60,45% 1.393.356,95 14,81% 3,17% I. Nợ ngắn hạn 4.215.319,57 39,03% 3.407.773,89 36,23% 807.545,68 23,70% 2,80% 1. Phải trả người bán ngắn hạn 613.163,79 14,55% 571.610,79 16,77% 41.553,00 7,27% -2,23% 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.990.592,44 47,22% 1.486.255,29 43,61% 504.337,15 33,93% 3,61% 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 120.186,22 2,85% 99.139,73 2,91% 21.046,49 21,23% -0,06% 4. Phải trả người lao động 91.627,26 2,17% 83.269,81 2,44% 8.357,45 10,04% -0,27% 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 586.537,16 13,91% 382.757,76 11,23% 203.779,40 53,24% 2,68% 6. Doanh thu chưa

thực hiện ngắn hạn 66.033,84 1,57% 85.888,11 2,52% (19.854,27) -23,12% -0,95% 7. Phải trả ngắn hạn khác 420.198,47 9,97% 304.450,78 8,93% 115.747,69 38,02% 1,03% 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 129.834,75 3,08% 229.594,60 6,74% (99.759,85) -43,45% -3,66% 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn 141.449,88 3,36% 117.668,77 3,45% 23.781,11 20,21% -0,10% 10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 55.695,77 1,32% 47.138,27 1,38% 8.557,50 18,15% -0,06% II. Nợ dài hạn 6.583.831,59 60,97% 5.998.020,32 63,77% 585.811,27 9,77% -2,80% 1. Chi phí phải trả dài hạn 3.335.688,48 50,66% 2.605.127,47 43,43% 730.561,01 28,04% 7,23% 2. Doanh thu chưa 2.792.746,38 42,42% 2.897.455,25 48,31% (104.708,87) -3,61% -5,89%

thực hiện dài hạn 3. Phải trả dài hạn khác 19.408,56 0,29% 20.264,83 0,34% (856,27) -4,23% -0,04% 4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 132.022,60 2,01% 208.352,08 3,47% (76.329,48) -36,63% -1,47% 5. Dự phòng phải trả dài hạn 171.635,23 2,61% 173.353,10 2,89% (1.717,87) -0,99% -0,28% 6. Quỹ phát triển KH&CN 132.330,35 2,01% 93.467,58 1,56% 38.862,77 41,58% 0,45% D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.174.571,90 36,38% 6.153.549,86 39,55% 21.022,04 0,34% -3,17% I. Vốn chủ sở hữu 6.128.864,66 99,26% 6.100.562,12 99,14% 28.302,54 0,46% 0,12% 1. Vốn góp của chủ sở hữu 4.483.500,00 73,15% 4.483.500,00 73,49% 0,00 0,00% -0,34% Cổ phiếu phổ thơng có quyền biểu quyết 4.483.500,00 4.483.500,00 0,00 2.Thặng dư vốn cổ phần 931.212,25 15,19% 931.212,25 15,26% 0,00 0,00% -0,07% 3. Quỹ đầu tư phát

triển 134.258,87 2,19% 89.987,99 1,48% 44.270,88 49,20% 0,72% 4. Lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối

579.893,54 9,46% 595.861,89 9,77% (15.968,35) -2,68% -0,31%

LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối năm trước

(26.567,62) - -

LNST chưa phân

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 45.707,24 0,74% 52.987,74 0,86% (7.280,50) -13,74% -0,12% 1. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 45.707,24 100,00% 52.987,74 100,00% (7.280,50) -13,74% 0,00% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 16.973.723,06 15.559.344,07 1.414.378,99 9,09% 0,00% Đánh giá:

Đánh giá khái quát:

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 16.973.723,06

triệu đồng, đây là doanh nghiệp có quy mơ rất lớn, khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong ngành cao, tiềm lực tài chính mạnh. So với cuối năm 2019 thì tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 1.414.378,99 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 9,09%. Nguồn vốn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh. Nguồn vốn tăng là do cả Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả đều tăng, cụ thể Nợ phải trả tăng 1.393.356,95 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 14,81% và Vốn chủ sở hữu tăng 21.022,04 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 0,34%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng trưởng và nguồn tài trợ cho sự tăng trưởng phần lớn đến từ nguồn vốn Nợ phải trả.

Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng Nợ phải trả cao hơn Vốn chủ sở hữu

(VCSH tại doanh nghiệp cuối năm 2020 là 6.174.571,90 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,38% còn lại 63,62% là nguồn vốn NPT, cụ thể là 10.799.151,16 triệu đồng) cho thấy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp chủ yếu là huy động vốn Nợ. Nguồn vốn của doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối năm 2020 vẫn phụ thuộc về tài chính vào các chủ nợ. Chính sách phụ thuộc về tài chính này mang lại lợi ích cho doanh nghiệp là nếu sử dụng địn bẩy tài chính thành cơng thì sẽ

khuếch đại sức sinh lời của vốn chủ. Theo đuổi chính sách tài chính phụ thuộc thì nguy cơ rủi ro rất cao cho doanh nghiệp nhưng thành cơng thì sức sinh lời rất tốt.

Đánh giá chi tiết:

Nợ phải trả

o Nợ phải trả cuối năm 2020 tăng 1.393.356,95 triệu đồng so với cuối năm 2019, tỷ lệ tăng 14,81% và tăng nhiều hơn do Nợ ngắn hạn, cụ thể Nợ ngắn hạn tăng 807.545,68 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,7% và Nợ dài hạn trong năm 2020 tăng 585.811,27 triệu đồng, tỷ lệ tăng 9,77%. o Trong tổng nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm quy mô lớn hơn so với nợ

ngắn hạn. Tuy nhiên xét về tỷ trọng, tỷ trọng Nợ dài hạn cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 giảm 2,8% (năm 2020 là 60,97%; năm 2019 là 63,77%) và tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng 2,8% (năm 2020 là 39,03%; năm 2019 là 36,23%). Tuy trong năm 2020 tỷ trọng nợ dài hạn giảm và tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng nhưng không đáng kể, cơ cấu nợ vẫn thiên về huy động Nợ dài hạn nhiều hơn.

Nợ ngắn hạn:

o Nợ ngắn hạn năm 2020 tăng so với năm 2019 chủ yếu do tăng Người mua trả tiền trước ngắn hạn với giá trị tăng 504.337,15 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 33,93% (tỷ trọng 3,61%). Đây cũng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Nợ dài hạn. Cho thấy doanh nghiệp chủ yếu huy động nợ NH để tài trợ cho nhu cầu SXKD giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, doanh nghiệp cần đảm bảo theo dõi các khoản nợ để thanh toán đúng hạn. o Chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu giảm mạnh nhất

43,45% (tỷ trọng giảm 3,66%). Chỉ tiêu này giảm mạnh cho thấy doanh nghiệp đã giảm bớt được gánh nặng nợ ngắn hạn, tuy nhiên điều này cũng có thể làm giảm bớt nguồn vốn kinh doanh cho công ty. o Ngồi ra, quy mơ Nợ ngắn hạn tăng là do các chỉ tiêu khác như Phải

trả ngắn hạn khác (tăng 115.747,69 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,02%), Phải trả người bán ngắn hạn (tăng 41.553,00 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,27%), Dự phòng phải trả ngắn hạn (tăng 23.781,11 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,21%), Thuế và cấc khoản phải nộp Nhà nước (tăng 21.046,49 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,23%) và còn những chỉ tiêu khác nữa nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể.

Nợ dài hạn:

o Trong Nợ dài hạn, chỉ tiêu chiến tỷ trọng lớn nhất là Chi phí phải trả dài hạn với giá trị là 3.335.688,48 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 50,66%. Đây cũng là chỉ tiêu tăng mạnh nhất với giá trị tăng là 730.561,01 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,04% (tỷ trọng tăng 7,23%). Chỉ tiêu này tăng phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí hoạt động nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo đang tăng lên. o Trong Nợ dài hạn, chỉ tiêu giảm mạnh nhất là Doanh thu chưa thực

hiện dài hạn giảm 104.708,87 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,61% (tỷ trọng giảm 5,89%). Quy mô huy động vốn từ nợ DH giảm đi do doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí sử dụng vốn nhưng cần xem xét để cân đối với nhu cầu đầu tư TSDH.

o Ngồi ra, quy mơ Nợ dài hạn tăng cũng do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tăng giá trị là 38.862,77 triệu đồng, tỷ lệ tăng 41,58%. Chỉ tiêu này tăng đáng kể trong năm 2020 cho thấy doanh nghiệp đang tập trung đầu tư khá nhiều vào phát triển KHCN.

o Những chỉ tiêu khác như Vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 76.329,48 triệu đồng, tỷ lệ giảm 36,63%, chỉ tiêu Dự phòng phải trả dài hạn và chỉ tiêu Phải trả dài hạn khác cũng giảm nhưng không đáng kể.

Vốn chủ sở hữu

o Trong cơ cấu của Vốn chủ sở hữu thì Vốn góp của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm đến 73,15% cơ cấu VCSH trong năm 2020). Tuy nhiên chỉ tiêu này khơng tăng, khơng góp phần vào việc làm gia tăng vốn chủ.

o VCSH cuối năm 2020 là 6.174.571,90 triệu đồng, tăng 21.022,04 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0,34%, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 3,17%, cho thấy quy mô VCSH tăng là do Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm. Trong khi Vốn góp của chủ sở hữu khơng thay đổi so với cuối năm 2019. Cụ thể:

 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2020 là 579.893,54 triệu đồng, giảm 15.968,35 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,68%. LNST chưa phân phối giảm là tín hiệu khơng tốt đối với cổ đơng làm suy giảm nguồn tài chính của doanh nghiệp.

 Vốn góp của chủ sở hữu cuối năm 2020 là 4.483.500,00 triệu đồng, không thay đổi so với cuối năm 2019. Đây là khoản chiếm tỉ trọng cao nhất trong VCSH, giúp nâng cao năng lực tự chủ về tài chính.

o Quỹ đầu tư phát triển tăng mạnh từ 89.987,99 triệu đồng lên 134.258,87 triệu đồng (tăng 44.270,88 triệu đồng, tỷ lệ tăng 49,2%) cho thấy doanh nghiệp đang đẩy mạnh trích lập cho cơng tác nghiên cứu khoa học.

o Ngoài ra cịn chỉ tiêu Nguồn kinh phí và các quỹ khác và cụ thể là Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm nhưng khơng đáng kể, tổng giá trị giảm của chỉ tiêu này trong năm 2020 là 7.280,50 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm 13,74%.

Kết luận

 Như vậy, quy mô nguồn vốn tăng lên là do sự tăng của cả Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên Nợ phải trả trong năm 2020 vẫn tăng mạnh hơn Vốn chủ, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang sử dụng chính sách huy động vốn là vay nợ nhiều hơn là huy động vốn chủ (chênh lệch giá trị 4.215.319,51 triệu đồng).

 Nợ phải trả vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả nhiều khiến cho doanh nghiệp phải chịu áp lực khá lớn từ áp lực sinh lời và tăng chi phí sử dụng vốn.

 Quy mô nguồn vốn tăng, tập trung huy động nợ ngắn hạn trong năm 2020. Nợ phải trả tăng 1.393.356,95 triệu đồng làm tăng áp lực thanh toán, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn thấp và có lợi cho doanh nghiệp nếu dùng địn bẩy tài chính thành cơng.

Giải pháp

 Nợ dài hạn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong Nợ phải trả nên doanh nghiệp cần tiếp tục điều chỉnh nhu cầu huy động nợ hợp lý.

 Nợ cịn nhiều nên doanh nghiệp cần có kế hoạch trả nợ chi tiết tương ứng với phương án sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh hơn việc gia tăng huy động Vốn chủ sở hữu để có thể cân bằng nguồn vốn vay nợ và vốn chủ.

 Cần nâng cao hiệu quả hoạt động để gia tăng lợi nhuận, tạo nguồn vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 30 - 37)

w