Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (SVtk, Ktk)

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 54)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh Lệch Tỷ lệ (%)

1. SVtk Vòng 1,39 1,74 -0,35 -19,88 GV Trđ 2.835.807,11 3.179.661,40 -343.854,29 -10,81 Stk Trđ 2.036.506,71 1.829.463,93 207.042,78 11,32 2.Ktk ngày 258,53 207,13 51,40 24,81 Gv Trđ 7.877,24 8.832,39 -955,15 -10,81 Do Stk lần SVtk(Stk) -0,18 Ktk(Stk) 23,44 Do GV lần SVtk(GV) -0,17 Ktk(GV) 27,96 Tổng hợp lần -0,35 51,40 ST(-,+) Trđ 404.884,29

Đánh giá: Công ty mẹ Viglacera hoạt động chủ yếu ở 2 lĩnh vực là Xây lắp (chu kỳ

kinh doanh căn cứ vào từng cơng trình cụ thể), đầu tư bất động sản (chu kỳ kinh doanh >12 tháng) và Sản xuất vật liệu xây dựng (chu kỳ kinh doanh <12 tháng)

Đánh giá khái quát:

Năm 2020 cơng ty đã quay vịng tồn bộ hàng tồn kho được 1,39 vòng với kỳ luân chuyển 1 vòng quay hàng tồn kho là hết 258,53 ngày là khá dài (khoảng 2,8 quý), so với năm 2019 số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,35 vòng, tỷ lệ giảm là 19,88% và số ngày quay vòng tăng lên 51,4 vòng, tỷ lệ tăng 24,81% đã làm lãng phí thêm 404.884,29 trđ. Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm là 1 xu hướng biến động không tốt đối với công ty, cho thấy trong năm, hàng tồn kho của công ty đang bị ứ đọng, thời gian quay vòng thu hồi vốn hàng tồn kho lâu hơn. Và để tìm hiểu nguyên nhân làm cho tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho giảm và có biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho ít nhất phải

phục hồi lại bằng năm 2019 là 1,74 thì chúng ta sẽ xem xét phân tích thơng qua 2 nhân tố ảnh hưởng là quy mơ số dư hàng tồn kho bình quân (Stk) và Giá vốn hàng xuất bán trong kỳ (hay mức độ giải phóng HTK-GV)

Đánh giá chi tiết:

Số dư hàng tồn kho (Stk):

o Hàng tồn kho bình qn của cơng ty năm 2020 là 2.036.506,71 trđ so với năm trước tăng 207.042,78 trđ, tỷ lệ tăng là 11,32%. Với giả định giá vốn hàng bán công ty vẫn giải phóng như năm 2019 là 3.179.661,40 trđ thì việc tăng số dư HTK đã làm cho số vòng quay

HTK quay chậm hơn 0,18 vòng và kỳ luân chuyển HTK tăng 23,44

ngày

→ Như vậy, nhân tố số dư HTK tăng lên đã làm cho tốc độ luân chuyển HTK giảm xuống thì đây là nhân tố tác động tiêu cực, góp phẩn làm giảm tốc độ ln chuyển tồn bộ hàng tồn kho trong kỳ, làm lãng phí thêm vốn.

o Nguyên nhân:

 Khách quan: Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 và thiên tai lũ lụt ở miền Trung đã gây nhiều khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhóm vật liệu xây dựng, thị trường tiêu thụ trong nước sụt giảm.

 Chủ quan: Theo báo cáo thuyết minh hàng tồn kho có thể thấy trong năm vốn hàng tồn kho tăng lên chủ yếu là ở hàng mua đang đi đường (tăng từ khoảng 109 triệu lên khoảng 6,6 tỷ đồng, tăng khoảng 60 lần) và tồn kho hàng hóa chủ yếu ở bất động sản, xây dựng (tăng từ 540 triệu lên 8,8 tỷ, tăng khoảng 15 lần) cho thấy là có thể là do doanh nghiệp biết trước giá hàng mua đầu vào trong tương lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp đầu vào do ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan, từ đó doanh nghiệp quyết định tăng mua dự trữ đầu vào hay có thể là doanh nghiệp dự đốn giá bán của hàng hóa sẽ tăng mà quyết định dự trữ thành phẩm, hàng hóa đối với vật liệu xây dựng thì việc tăng hàng tồn kho này là hợp lý. Ngược lại có thể cho thấy việc quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa tốt, phương án đẩy nhanh việc tiêu thụ chưa hợp lý dẫn đến ứ đọng vốn hàng tồn kho. Trị giá tồn ở bất động sản xây

dựng của doanh nghiệp tăng nhanh có thể chủ yếu do yếu tố khách quan làm chậm tiến độ hồn thành.

o Giải pháp là doanh nghiệp cần tìm ra các biện pháp khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng từ phía khách quan mơi trường gây ra cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp để tăng tiến độ công việc đối với bất động sản xây dựng và cần có chiến lược quản trị hàng tồn kho hay chiến lược để đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho, giải phóng hàng tồn kho đối với các thành phẩm hàng hóa đã hồn thành cịn ứ đọng tại doanh nghiệp cũng như gửi bán chưa hoàn thành phù hợp để tiết kiệm được những chi phí liên quan của doanh nghiệp do hàng tồn kho tăng lên gây ra và tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán:

o Trong năm 2020, giá vốn hàng bán là 2.835.807,11 trđ, giảm 343.854,29 trđ so với năm 2019, tỷ lệ giảm là 10,81%. Với giả định là Số dư hàng tồn kho được cố định ở mức năm 2020 thì biến động giảm giá vốn hàng bán trong kỳ đã tác động làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,17 vòng và kỳ luân chuyển HTK tăng lên 27,96 ngày. Đây là nhân tố tác động tiêu cực tới tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

o Giá vốn hàng xuất bán giảm tức là việc giải phóng hàng tồn kho trong năm 2020 giảm xuống so với năm 2019 có thể do nguyên nhân khách quan đó là thị trường cung cầu trong năm 2020 bất lợi đối với doanh nghiệp, có thể do đại dịch Covid-19 các khách hàng họ không tiếp tục các đơn hàng như đã ký kết với doanh nghiệp hoặc có thể vì biến động của giá cả từ thị trường và từ những áp lực trong sản xuất về nguyên liệu, giá đầu vào… làm cho việc tiêu thụ bị ảnh hưởng đã làm cho hàng xuất bán bị giảm xuống và giá vốn hàng bán giảm. Nguyên nhân chủ quan có thể do doanh nghiệp thu hẹp tín dụng thương mại nên hạn chế việc tiêu thụ được sản phẩm hoặc có thể do chính sách kìm hàng chờ thị trường giá có lợi hơn để giải phóng dẫn tới việc hàng tồn tăng giải phóng giảm. Mặc dù giá vốn hàng bán giảm có tác động tiêu cực nhưng Giá vốn hàng hán giảm 10,81% trong khi số dư hàng tồn kho tăng khoảng 11% điều này khá hợp lý, việc tăng giảm đó có thể là do chủ yếu từ khách quan tác động tới việc giải phòng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

o Giải pháp là công ty cần quản lý tốt hàng tồn kho kết hợp với việc đẩy mạnh chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình để đảm bảo việc tồn kho

và tiêu thụ được hợp lý giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng khả năng sinh lời

Kết luận: Sở dĩ tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ giảm xuống là do trong kỳ số dư

hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên 11,32% cùng với đó là giá vốn hàng bán sụt giảm 10,81% cho thấy trong năm 2020 doanh nghiệp có xu hướng tồn tăng và tiêu thụ giảm có thể do chủ yếu từ tác động của môi trường kinh doanh, do đại dịch và thiên tai và chính sách dự trữ của doanh nghiệp chờ thời cơ hoặc do chiến lược tăng tiêu thụ của doanh nghiệp chưa tốt dẫn tới tồn kho nhiều chưa giải phóng được tuy nhiên sự giảm này là khá hợp lý với tình hình trong năm.

Giải pháp:

 Doanh nghiệp cần kiểm kê ngay lập tức những loại hàng tồn kho ở cả 3 khâu, khắc phục và dự báo tình hình thị trường do ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan để có hoạt động quản trị hàng tồn kho cũng như thúc đẩy giải phóng hàng tồn kho thông qua chiến lược Marketing hợp lý, tránh bị ứ đọng hàng tồn kho không lưu thông được.

 Doanh nghiệp cần quản lý và sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp một cách hợp lý đồng thời cắt giảm những chi phí liên quan khơng cần thiết để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong tình hình hiện tại dịch bệnh Covid-19 gây tác động khơng hề nhỏ để tránh lãng phí cho doanh nghiệp.

VIII. Phân tích tốc độ ln chuyển vốn thanh tốn (SVpt, Kpt)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1.SVpt Vòng 5,79 5,75 0,04 0,68 Spt Triệu đồng 676.684,89 736.551,61 -59.866,72 -8,13 DTT Triệu đồng 3.917.687,49 4.235.358,68 -317.671,19 -7,50 2.Kpt Ngày 62,18 62,61 -0,42 -0,68 Do Spt Lần SVpt(Spt) 0,51 Kpt(Spt) -5,09 Do DTT Lần SVpt(DTT) -0,47 Kpt(DTT) 4,66 Tổng hợp Lần 0,04 -0,42 3.ST(-,+) Triệu đồng -4.621,99

Đánh giá:

Đánh giá khái quát: Năm 2020, vòng quay các khoản phải thu của doanh

nghiệp là 5,79 vòng so với năm 2019 tăng 0,04 vòng, tỷ lệ tăng 0,68%. Kỳ luân chuyển các khoản phải thu năm 2020 là 62,18 ngày giảm 0,42 ngày so với năm 2019, tỷ lệ giảm là 0,68%. So với năm 2019, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng lên và xu hướng này thì tốt đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 4.621,99 trđ và chỉ số số vòng quay các khoản phải thu tăng cho ta thấy doanh nghiệp đang quay vòng được các khoản phải thu nhanh hơn, việc sử dụng vốn tốt hơn. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể đã tác động tích cực làm tăng số vịng quay vốn phải thu và có giải pháp để tiếp tục gia tăng số vịng quay VTT hơn cho năm 2021 thì chúng ta đi phân tích 2 nhân tố tác động là Số dư các khoản phải thu và doanh thu thuần.

Đánh giá chi tiết:

Vốn phải thu: Với giả định doanh thu thuần cố định ở mức năm 2019,

năm 2020, vốn phải thu là 676.684,89 trđ, giảm so với năm 2019 là 59.866,72 trđ, tỷ lệ giảm là 8,13%, vốn phải thu giảm dẫn đến Số vòng quay các khoản phải thu tăng 0,51 vòng và kỳ luân chuyển giảm 5,09 ngày.

→ Đây là chiều hướng tác động tích cực và các khoản phải thu giảm xuống cho thấy vốn bị chiếm dụng đã ít đi. Nhìn vào báo cáo tài chính ta thấy vốn phải thu của doanh nghiệp chiếm phần lớn là các khoản phải thu khách hàng và trả trước cho nhà cung cấp và trong năm 2020 hai khoản này cũng đã giảm đáng kể tuy nhiên vẫn là các khoản phải thu chiếm chủ yếu lên đến khoảng 33% trong tổng các khoản phải thu, điều này có thể do 2 nguyên nhân gây ra:

o Khách quan: có thể do tình hình dịch bệnh, thiên tai, tình hình nền kinh tế khó khăn dẫn đến cầu giảm, giá cũng giảm dẫn đến các khoản phải thu khách hàng giảm, hàng hóa chậm tiêu thụ, hàng mua vào cũng giảm nên lượng vốn trả trước cho người cung cấp cũng giảm. o Chủ quan: Có thể do tình hình kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp thu

hẹp việc nợ thanh toán về thời gian và quy mơ hay có thể nói là cơng tác quản trị các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp khá tốt và doanh nghiệp thắt chặt chính sách tín dụng thương mại.

Biến động này là hợp lý và có tác động tích cực tới số vịng quay vốn thanh tốn của doanh nghiệp. Giải pháp doanh nghiệp cần thúc đẩy

hoạt động quản trị vốn phải thu tốt hơn nữa, đồng thời cần có biện pháp quản lý và thu hồi các khoản phải thu khó địi như chiết khấu thanh tốn… để có thể giảm đến tối thiểu việc thất thốt vốn từ các khoản khó địi này gây ra, nâng cao tốc độ luân chuyển và hiệu quả luân chuyển các khoản phải thu ngày càng cao.

Doanh thu thuần: Với giả định số dư các khoản phải thu được cố định ở

năm 2020, doanh thu thuần năm 2020 đạt được là 3.917.687,49 trđ, giảm 317.671,19 trđ so với năm 2019, tỷ lệ giảm là 7,5%, doanh thu thuần giảm dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu giảm 0,47 vòng, kỳ luân chuyển tăng 4,66 ngày.

→ Đây là chiều hướng tác động tiêu cực làm giảm tốc độ luân chuyển vốn thanh toán, doanh thu của doanh nghiệp giảm có thể do 2 nguyên nhân:

o Về khách quan: có thể do thị trường bất ổn do dịch bệnh hay nhu cầu về sản phẩm giảm, giá giảm nên là doanh thu giảm xuống

o Về chủ quan: có thể do doanh nghiệp thắt chặt chính sách tín dụng thương mại giảm hàng mua nợ dẫn tới doanh thu giảm, đồng thời có thể do chính sách dự trữ hàng của doanh nghiệp chờ thời cơ tăng giá do hiện tại giá thị trường thấp giảm lợi nhuận của dn nên lượng tiêu thụ ít mà giá cũng thấp hơn dẫn tới doanh thu giảm hoặc cũng có thể chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh chưa cao và chiến lược Marketing, quảng cáo của doanh nghiệp để đẩy nhanh tiêu thụ chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả.

Biến động giảm doanh thu thuần có tác động không tốt đối với tốc độ luân chuyển vốn thanh toán. Doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing hiệu quả và có thể nới lỏng chính sách tín dụng hơn kết hợp với quản trị vốn phải thu tốt thu hồi nhanh để tác động tiêu thụ tăng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và tăng tốc độ luân chuyển vốn thanh toán.

Kết luận: Trên cơ sở phân tích ta thấy tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng

lên là do tốc độ giảm của vốn phải thu là 8,13% nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần là 7,5%. Tuy nhiên ở đây cả vốn phải thu và doanh thu thuần đều giảm cũng có những hạn chế nhất định đối với doanh nghiệp, vì vậy để quản lý vốn phải thu và tăng doanh thu, doanh nghiệp cần có các biện pháp như thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng kết hợp thực hiện chiết khấu thanh toán để thu hồi nợ sớm, quản trị các khoản phải thu tốt nhưng đồng thời cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng tốc độ tăng trưởng của doanh thu bằng cách tập trung

nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, các chiến lược marketing, chiến lược bán hàng mở rộng thị trường và thúc đẩy các kênh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao doanh thu của doanh nghiệp.

IX. Phân tích hệ số sinh lời cơ bản (BEP)

Chỉ tiêu ĐVT 2020 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. BEP Lần 0,047 0,053 -0,006 -11,17% EBIT Lần 760.916,00 746.285,32 14.630,68 1,96% Skd Trđ 16.266.533,565 14.172.503,18 2.094.030,385 14,78% 2. Hđ Lần 0,284 0,301 -0,018 -5,88% Slđ Trđ 4.613.874,21 4.271.050,10 342.824,11 8,03% 3. SVlđ Vòng 0,888 1,042 -0,154 -14,75% 4. Hhđ Lần 0,186 0,168 0,018 10,71% LCT Trđ 4.097.278,70 4.448.878,08 -351.599,38 -7,90% Do Hđ Lần -0,003 Do SVlđ Lần -0,007 Do Hhđ Lần 0,005 Tổng hợp Lần -0,006 Đánh giá:

Đánh giá khái quát:

 Hệ số khả năng sinh lời cơ bản của tài sản trong năm 2020 của công ty là 0,047 lần; năm 2019 là 0,053 lần. Năm 2020 so với năm 2019 thì hệ số khả năng sinh lời cơ bản đã giảm đi 0,006 lần tương đương với tỷ lệ giảm là 11,17%. Điều này cho thấy trong năm 2019 bình quân mỗi đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,053 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, nhưng đến năm 2020 thì 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cơng ty chỉ thu được 0,047 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây là một xu hướng biến động không tốt đối

với cơng ty, làm giảm tình hình tăng trưởng của đơn vị cũng như gây ra nguy cơ mất khả năng cạnh tranh của công ty.

 Hệ số khả năng sinh lời cơ bản của công ty giảm là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: hệ số đầu tư ngắn hạn, số vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động cơ bản.

Đánh giá chi tiết: Đi sâu phân tích từng nhân tố ta thấy:

Chỉ tiêu hệ số sinh lời hoạt động cơ bản (Hhđ)

o Năm 2020 hệ số sinh lời hoạt động cơ bản là 0,186 lần tức là cứ 1 đồng ln chuyển thuần thì trong đó có 0,186 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. So với năm 2019, hệ số sinh lời cơ bản đã có sự thay đổi, tăng lên 0,018 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,71%.

o Sự thay đổi của Hhđ có chiều hướng tăng lên nhưng tăng rất chậm nguyên nhân là do mặc dù EBIT của công ty tăng 1,96% nhưng tổng luân chuyển thuần năm 2020 của công ty là 4.097.278,70 triệu đồng so

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w