Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 47 - 49)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ

1. Hskd Lần 0,2519 0,3139 -0,0620 -19,76% LCT Triệu đồng 4.097.278,70 4.448.878,08 -351.599,38 -7,90% Skd Triệu đồng 16.266.533,57 14.172.503,18 2.094.030,39 14,78% 2. Hđ Lần 0,2836 0,3014 -0,0177 -5,88% Slđ Triệu đồng 4.613.874,21 4.271.050,10 342.824,11 8,03% 3. SVlđ Vòng 0,8880 1,0416 -0,1536 -14,75%

Ảnh hưởng của 2 nhân tố

Do Hđ Lần -0,0185

Do SVlđ Lần -0,0436

Tổng hợp Lần -0,0620

Đánh giá

Đánh giá khái quát: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2020 đạt 0,2519

lần, tức là bình quân mỗi 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,2519 đồng tổng luân chuyển thuần, tức là vốn bình qn quay được 0,2519 vịng trong năm. So với năm 2019, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm đi 0,062 lần, tỷ lệ giảm 19,76%. Hiệu suất sử dụng

vốn kinh doanh giảm là một xu hướng biến động không tốt đối với doanh nghiệp và cần xem xét nguyên nhân là do đâu để có sự điều chỉnh hợp lý.

Đánh giá chi tiết: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm đi là do ảnh hưởng

của 2 nhân tố: hệ số đầu tư ngắn hạn và số vòng luân chuyển vốn lưu động. Đi sâu phân tích từng nhân tố ảnh hưởng, ta thấy:

Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn: Hệ số đầu tư ngắn hạn phản ánh cấu trúc về chính sách đầu tư của doanh nghiệp, trong tổng vốn mà doanh nghiệp đã huy động được thì doanh nghiệp đầu tư vào ngắn hạn là bao nhiêu. Trong trường hợp các nhân tố khác khơng đổi thì hệ số đầu tư ngắn hạn thay đổi từ 0,3014 lần xuống còn 0,2836 lần, giảm 0,0177 lần, tỷ lệ giảm 5,88%, từ đó làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm 0,0185 lần. Nguyên nhân khiến hệ số đầu tư giảm và tác động tiêu cực đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là do trong năm doanh nghiệp đã thay đổi chính sách đầu tư theo hướng tăng đầu tư dài hạn, giảm đầu tư ngắn hạn. Cụ thể, tổng tài sản bình quân năm 2020 so với năm 2019 đã tăng 2.094.030,39 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,78%. Trong khi đó, tổng tài sản ngắn hạn bình quân năm 2020 chỉ tăng 342.824,11 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8,03%, chứng tỏ doanh nghiệp đang ưu tiên đầu tư dài hạn trong năm 2020. Doanh nghiệp dường như còn rút bớt tài sản ngắn hạn để đầu tư dài hạn vì trong tổng tài sản tăng 1.414.378,99 triệu đồng, riêng tổng tài sản dài hạn 2.205.751,45 triệu đồng. Như vậy, toàn bộ số vốn tăng thêm, doanh nghiệp đã huy động hết để đầu tư cho tài sản dài hạn, và còn rút bớt một phần tài sản ngắn hạn để sang đầu tư dài hạn, trong đó tài sản dở dang dài hạn của doanh nghiệp tăng mạnh. Khi doanh nghiệp thu hẹp quy mô vốn đầu tư ngắn hạn, mở rộng quy mơ vốn đầu tư dài hạn thì đầu tư dài hạn khả năng sinh lời lớn nhưng rủi ro cũng rất cao, doanh nghiệp có nguy cơ khơng đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, gây gánh nặng nợ cho năm tiếp theo.

Nhân tố số vòng luân chuyển vốn lưu động: Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì sự thay đổi của số vịng quay vốn lưu động từ 1,0416 vòng giảm xuống còn 0,888 vòng, tương ứng giảm 0,1536 vòng, tỷ lệ giảm 14,75%, giảm khá mạnh, từ đó làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm 0,0436 lần. Nguyên nhân làm số vòng quay vốn lưu động trong năm 2020 giảm là do số dư bình quân vốn lưu động tăng 8,03% nhưng luân chuyển thuần giảm 7,9%, khiến cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm. Vốn tăng nhanh hơn doanh thu cho thấy việc quản trị vốn lưu động và quản trị doanh thu là chưa hợp lý, và doanh nghiệp phải xem xét lại việc quản trị doanh thu về sản lượng tiêu thu, giá bán hay phương thức thanh toán hay chiến lược Marketing trong các khâu đã có

hiêu quả hay chưa. Để từ đó đưa ra những chính sách cải thiện doanh thu, đẩy nhanh tốc độ tăng của luân chuyển thuần.

Kết luận và kiến nghị: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2020 giảm

0,062 lần. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm trong doanh thu của doanh nghiệp, chính sách đầu tư tập trung đầu tư dài hạn, trình độ quản trị, sử dụng vốn lưu động chưa hợp lý. Từ đây, đề xuất những kiến nghị với doanh nghiệp:  Doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả các loại vốn lưu động, để xem doanh nghiệp

đã rút bớt phần vốn ngắn hạn từ nguồn nào để đầu tư dài hạn xem đã hợp lý hay chưa, vốn lưu động bình quân tăng nhưng tài sản ngắn hạn lại giảm mạnh nguyên nhân là do đâu, để từ đó có sự điều chỉnh chính sách đầu tư cho hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm tiếp theo.

 Xem xét lại chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược Marketing để xem doanh thu đang bị giảm ở khoản nào, ở thị trường nào… để đưa ra những giải pháp giúp tăng doanh thu, bù đắp phần thiếu hụt trong năm 2020.

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 47 - 49)