Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ(%)
1. SVlđ Vòng 0,888 1,042 -0,15 -14,75 LCT Trđ 4.097.278,70 4.448.878,08 -351.599,38 -7,90 Slđ Trđ 4.613.874,21 4.271.050,1 0 342.824,11 8,03 2.Klđ Lần 405,39 345,61 59,78 17,30 lct Trđ 11.381,33 12357,99 -976,66 -7,90 Do ảnh hưởng của Slđ Lần SVlđ ( Slđ) -0,08 Klđ ( Slđ) 27,74 Do ảnh hưởng của LCT Lần SVlđ (LCT) -0,07 Klđ(lct) 32,04 Tổng hợp Lần Ảnh hưởng đến SVlđ -0,15 Ảnh hưởng đến Klđ 59,78 Số vốn lãng phí Trđ 680.369,5631 Đánh giá
Đánh giá khái quát: Qua bảng phân tích trên ta thấy: số vịng ln chuyển
năm 2020 là 0,888 vòng, so với năm 2019 biến động giảm với mức giảm 0,15 vòng và tỷ lệ giảm mạnh là 14,75% làm cho số ngày luân chuyển vốn lưu động của công ty Viglacera năm 2020 là 405,39 ngày, tăng 59,78 ngày so với năm 2019, từ đó đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 giảm đi gây lãng phí vốn lớn là 680.369,56 trđ. Xu hướng biến động giảm của tốc độ luân chuyển vốn ảnh hưởng khơng tốt tới tình hình tài chính cơng ty gây ứ đọng, lãng phí vốn lớn ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp do vậy cần tìm hiểu chi tiết nguyên nhân làm tốc độ luân chuyển vốn giảm mạnh để đưa ra giải pháp kịp thời chặn đà sụt giảm của tốc độ luân chuyển vốn. Đi phân tích sâu từng nhân tố ta thấy:
Đánh giá chi tiết:
Do số dư bình qn vốn lưu động trong năm 2020 có sự biến động so với năm 2019. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi thì sự tăng lên
của số dư vốn lưu động bình qn trong năm 2020 đã làm cho số vịng luân chuyển vốn lưu động năm 2020 giảm 0,08 lần và kỳ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 tăng 24,74 ngày. Đây là nhân tố tiêu cực và tác động mạnh làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể gây nguy cơ rủi ro tới tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến số dư bình quân vốn lưu động tăng là do số dư vốn lưu động tại thời điểm đầu và cuối năm 2020 đều lớn hơn so với năm 2019 mặc dù doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm số dư vốn lưu động trong năm 2020 với mức giảm lớn là 791.372,46 trđ, tỷ lệ giảm 15,8% xem xét chi tiết ta thấy:
o Vốn bằng tiền: trong năm 2020 ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất là
762.843,74 trđ, tỷ lệ giảm rất mạnh 36,62% so với thời điểm đầu năm. Tỷ trọng vốn bằng tiền thời điểm cuối năm là 31,31% ,giảm 10,28%. Nguyên nhân vốn bằng tiền giảm là do trong năm công ty thực hiện đầu tư mua sắm và xây dựng tài sản cố định nâng cấp thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi cơng (chi phí xây dựng cơ bản sở dang tăng 1.510.398,53 trđ). Ngồi ra, cơng ty cịn đầu tư BĐS cho thuê và các công ty con, công ty liên doanh nhằm mở rộng sản xuất, gia tăng chuỗi giá trị sản xuất, mở rộng thị trường giảm vốn bằng tiền là hợp lý giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm giảm hệ số thanh toán nhanh từ 0,61 xuống 0,31 giúp tránh gây lãng phí vốn mà vẫn đảm bảo khả năng ứng phó cho doanh nghiệp trong năm tiếp theo cơng ty có thể xem xét nếu cần thiết có thể giảm tiếp lượng vốn bằng tiền để có thể đầu tư
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng ứng phó đối với các khoản nợ.
o Vốn trong thanh toán: trong năm 2020 biến động giảm với mức
giảm 122.693,64 trđ, tỷ lệ giảm cao 16.62%, tỷ trọng ghi nhận giảm 0,14% cho thấy doanh nghiệp đang thu hẹp chính sách tín dụng của mình giúp cho doanh nghiệp tránh số vốn bị chiếm dụng tuy nhiên nó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong khi quan hệ tín dụng với khách hàng và người bán bị hạn chế (trong năm 2020 giảm lần lượt là 105.018,64 trđ và 20.745,08 trđ) thì các khoản phải thu khác tăng 26.823,79 trđ và dự phòng tăng 23.753 trđ điều này gây ra nguy cơ rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có biện pháp đốc thúc thu hồi nợ của các đối tượng.
o Trong khi vốn bằng tiền, vốn thanh tốn trong năm 2020 đều ghi nhận giảm, thì vốn tồn kho: trong năm 2020 tăng 44.619,83 trđ,
tương ứng tăng 2,18% so với thời điểm đầu năm, việc gia tăng hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ sản xuất tuy nhiên việc dự trữ vốn hàng tồn kho quá mức gây ra ứ đọng vốn cần xem xét chi tiết các loại vốn tồn kho trong doanh nghiệp: tồn kho trong quá trình sản xuất chiếm quy mơ lớn 1.491.266.,96 trđ tăng so với năm 2019 do BĐS xây dựng dở dang tăng nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng dịch Covid-19 làm gián đoạn thi cơng; tồn kho trong q trình tiêu thụ của các loại kính, sứ sen vịi tăng 17.695,46 trđ, tỷ lệ tăng 5,11%, loại BĐS và xây dựng năm 2020 tuy giảm được 13.132,05 trđ, tỷ lệ giảm 10,04% nhưng việc tồn đọng BĐS gây nguy cơ tài chính rất lớn cho doanh nghiệp do đây là loại có tính thanh khoản kém nhất. Nhìn chung hàng tồn kho trong năm có xu hướng tăng tuy nhiên doanh nghiệp vẫn đang có sự kiểm sốt tốt sang năm tiếp theo. Để có thể đẩy nhanh tốc độ giải phóng hàng tồn kho doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing hấp dẫn như chiến lược về giá, đồng thời nâng cao cải tiến chất lượng dịch vụ BĐS, hạ tầng kĩ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cao thương hiệu.
Do tổng luân chuyển thuần trong năm 2020 biến động giảm mạnh so với năm 2019 (tổng luân chuyển thuần năm 2020 là 4.097.279 trđ và tổng
luân chuyển thuần năm 2019 là 4.448.878 trđ). Với giả định các nhân tố khác không thay đổi tổng luân chuyển thuần năm 2020 giảm đã làm cho
số vòng quay vốn lưu động giảm 0,07 lần và kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 32,04 ngày tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho lưu chuyển thuần năm 2020 giảm mạnh chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 giảm -319,680.53 trđ, bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính giảm -35,218.61 trđ và thu nhập khác có tăng 1,290.42 trđ so với năm 2019. Như vậy nguyên nhân chính khiến cho luân chuyển thuần giảm mạnh là sự sụt giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tuy vậy so với kế hoạch, doanh thu công ty mẹ đạt 109% kế hoạch được giao tiếp tục thể hiện tốt vai trò dẫn dắt, đi đầu. Trên thực tế, ngành VLXD luôn gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực BĐS và nhu cầu xây dựng của người dân. Trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, thị trường BĐS sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung mới và sức cầu của hầu hết các phân khúc nhà ở. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu về vật liệu xây dựng như gạch xây, thép, thiết bị nội thất đều giảm mạnh cụ thể:
o Mảng vật liệu của VGC năm 2020 ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất với
tỷ lệ giảm cao nhất là sản phẩm gạch ốp lát 72%, các sản phẩm gạch nung cũng giảm 59% so với năm 2019, các sản phẩm kính gương cũng ghi nhận giảm 68.690,67 trđ, tỷ lệ giảm 9%, loại sản phẩm sứ, sen vòi phụ kiện năm 2020 xu hướng tăng 48.439,31 trđ chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Bên cạnh việc chịu áp lực rất lớn từ dịch bệnh, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với các nhóm sản phẩm kính, sứ vệ sinh, gạch ốp lát làm cho giá bán giảm sâu ảnh hưởng lớn tới doanh thu trong năm tới doanh nghiệp cần điều chỉnh sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có khả năng hiệu quả, khả năng tiêu thụ tốt… để cân đối và hạn chế tăng hàng tồn kho, ứ đọng vốn. o Mảng hoạt động xây dựng ghi nhận doanh thu đạt 2.251 trđ, tỷ lệ giảm
80% do đại dịch Covid-19 làm cho tiến độ cơng trình thi cơng bị trì trệ kéo dài, liên tục bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, tiến độ ký kết hợp đồng, bàn giao hạ tầng, mặt bằng.
o Mảng BĐS, dịch vụ liên quan tới quản lý vận hành các khu cơng nghiệp, khu đơ thị đóng vai trị quan trọng trong động lực tăng trưởng
doanh thu của VGC, trong đó riêng mảng BĐS năm 2020 doanh thu đạt 403.343,62 trđ, mức tăng là 287.597,21 trđ tốc độ tăng mạnh 248%, doanh thu các dịch vụ liên quan quản lý vận hành khu công nghiệp khu đô thị cũng tăng với tỷ lệ 15% so với năm 2019. Đây là
dấu hiệu tích cực khởi sắc đối với cơng ty tuy có bị ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh, tuy nhiên tận dụng cơ hội chuyển dịch đầu tư nước ngồi. Cơng ty đã tập trung, chủ động triển khai đầu tư và kinh doanh khai thác hiệu quả lĩnh vực hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ KCN, nhà ở xã hội trong lĩnh vực BĐS, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có do đó doanh thu lĩnh vực BĐS đều đạt và vượt mục tiêu kế hoạch. Tuy nhiên doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng so với năm 2019 giảm mạnh 624.234,77 trđ, tỷ lệ giảm 28%, do vậy sang năm tới doanh nghiệp cần đẩy mạnh, có các chính sách tín dụng thương mại cởi mở đối với các khách hàng thuê hạ tầng, khu CN từ đó giúp tăng doanh thu từ hoạt động này góp phần tăng trưởng doanh thu chung của công ty.
o Trong năm 2020 cơng ty cũng có sự nỗ lực nâng cao chất lượng tiêu chuẩn các sản phẩm, dịch vụ qua đó giúp giảm hàng bán bị trả lại từ 2.302,93 năm 2019 xuống còn 293,6 trđ trong năm 2020.
Kết luận: Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 rất chậm và có xu
hướng biến động giảm so với năm 2019 với tỷ lệ giảm mạnh 14,75%. Nguyên nhân là do tổng luân chuyển thuần trong năm sụt giảm trong khi đó số dư bình qn về vốn lưu động năm 2020 lớn. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 và trong các kỳ tiếp theo công ty VGC cần phải:
Điều chỉnh sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có khả năng hiệu quả, khả năng tiêu thụ tốt… để cân đối và hạn chế tăng hàng tồn kho, ứ đọng vốn. Bên cạnh đó ln xây dựng hệ thống định mức cho từng bộ phận vốn lưu
động, đặc biệt chú trọng vốn hàng tồn kho kết hợp với đánh giá đúng nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất, xác định mức dự trữ hợp lý tối ưu cho doanh nghiệp.
Đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hiện tại nhằm nâng cao khả năng hấp thụ nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình. Áp dụng giải pháp khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả làm việc nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà dịch bệnh vẫn chưa thực sự kiểm soát.
Thực hiện triển khai chính sách Marketing hấp dẫn đầu tư nghiên cứu khách hàng, kích thích nhu cầu về BĐS để tăng doanh thu, giải phóng hàng tồn kho đẩy nhanh vịng quay vốn lưu động tối thiểu bằng với tốc độ quay vòng vốn lưu động của năm 2019, liên kết với các ngân hàng trong nước về ưu đãi các chính sách cho vay mua sắm nhà ở.
Doanh nghiệp mở rộng bán hàng, nới rộng chính sách tín dụng thương mại hơn cho khách hàng (mức tín dụng, thời gian cho hưởng tín dụng dài) đặc biệt nhóm khách hàng th hạn tầng, khu cơng nghiệp..., đồng thời chú trọng nâng cao hơn nữa công tác quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp.