Bảng 1: Quy mô công nợ
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
A. Các khoản phải thu 822.943,56 963.242,40 -140.298,84 -14,6
I. Các khoản PT ngắn hạn 615.338,07 738.031,72 -122.693,65 -16,6
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 428.351,22 533.369,86 -105.018,64 -19,7 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 118.511,93 139.257,73 -20.745,80 -14,9 3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 15.332,20 15.332,20 0,00 0,0 4. Các khoản phải thu khác 111.548,56 84.724,77 26.823,79 31,7 5. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi -58.405,84 -34.652,84 -23.753,00 68,5
II. Các khoản PT dài hạn 207.605,49 225.210,68 -17.605,19 -7,8
B. Các khoản phải trả 10.799.151,18 5.998.020,31 4.801.130,87 80,0 I. Các khoản phải trả ngắn hạn 4.215.319,58 3.407.773,91 807.545,67 23,7
1. Phải trả người bán ngắn hạn 613.163,79 571.610,79 41.553,00 7,3 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.990.592,44 1.486.255,29 504.337,15 33,9 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 120.186,22 99.139,73 21.046,49 21,2 4. Phải trả người lao động 91.627,26 83.269,81 8.357,45 10,0 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 586.537,16 382.757,76 203.779,40 53,2 6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 66.033,84 85.888,11 -19.854,27 -23,1 7. Phải trả ngắn hạn khác 420.198,47 304.450,78 115.747,69 38,0 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 129.834,75 229.594,60 -99.759,85 -43,5 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn 141.449,88 117.668,77 23.781,11 20,2 10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 55.695,77 47.138,27 8.557,50 18,2
II. Các khoản phải trả dài hạn 6.583.831,60 5.998.020,31 585.811,29 9,8
1. Chi phí phải trả dài hạn 3.335.688,48 2.605.127,47 730.561,01 28,0 2. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 2.792.746,38 2,897.455,25 -104.708,87 -3,6
3. Phải trả dài hạn khác 19.408,56 20.264,83 -856,27 -4,2
4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 132.022,60 208.352,08 -76.329,48 -36,6 5. Dự phòng phải trả dài hạn 171.635,23 173.353,10 -1.717,87 -1,0 6. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 132.330,35 93.467,58 38.862,77 41,6
Bảng 2: Cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ
Chỉ tiêu ĐVT 2020 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Hệ số các khoản phải
thu lần 0,05 0,06 -0,01 -21,68%
Tổng các khoản phải thu triệu đồng 822.943,56 963.242,40 -140.298,84 -14,57% Tổng tài sản triệu đồng 16.973.723,06 15.559.344,07 1.414.378,99 9,09%
2. Hệ số các khoản phải
trả lần 0,64 0,60 0,03 5,25%
Tổng các khoản phải trả triệu đồng 10.799.151,18 9.405.794,22 1.393.356,96 14,81%
3. Hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả
lần 0,08 0,10 -0,03 -25,59%
Chỉ tiêu ĐVT 2020 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
4. Hệ số thu hồi nợ lần 5,79 5,87 -0,08 -1,41%
Doanh thu thuần triệu đồng 3.917.687,49 4.325.358,68 -407.671,19 -9,43% Phải thu ngắn hạn bình quân triệu đồng 676.684,895 736.551,61 -59.866,72 -8,13%
5. Kỳ thu hồi nợ ngày 62 61 0,88 1,43% 6. Hệ số hoàn trả nợ lần 0,74 1,15 -0,41 -35,47% Giá vốn hàng bán triệu đồng 2.835.807,11 3.179.661,40 -343.854,29 -10,81% Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân triệu đồng 3.811.546,745 2.757.628,815 1.053.917,93 38,22% 7. Kỳ trả nợ bình quân Ngày 483,9 312,2 171,65 54,98%
Bảng 3: Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Hệ số KNTT tổng quát Lần 1,57 1,65 -0,08 -5,0 2. Hệ số KNTT ngắn hạn Lần 1,0 1,5 -0,5 -31,9 3. Hệ số KNTT nhanh Lần 0,31 0,61 -0,30 -48,8
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Số tiền Tỷ lệ (%)
5. EBIT Triệu đồng 760.916,00 746.285,32 14.630,68 2,0 6. Lưu chuyển tiền thuần Triệu đồng -760.781,96 1.239.380,66 -2.000.162,62 -161,4 7. Nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 5.919.206,52 4.461.515,75 1.457.690,77 32,7 8. Hệ số KN chi trả bằng tiền Lần -0,13 0,28 -0,41 -146,3
Từ Bảng 1,2:
Đánh giá khái quát: Các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2020 giảm so với
2019. Trong khi đó các khoản phải trả lại tăng với quy mô rất lớn. Tại thời điểm cuối năm 2020 trong mỗi đồng tài sản của công ty bị chiếm dụng 0,05 đồng và đi chiếm dụng được 0,64 đồng cho thấy quan hệ tín dụng thương mại của công ty với các bên cịn rất hạn chế. Kỳ thu hồi nợ bình quân là 62 ngày và kỳ trả nợ bình qn là 484 ngày cần xem xét có phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không.
Đánh giá chi tiết:
Các khoản phải thu: Giảm 140.298,84 triệu đồng (tương đương 14,6%). Trong
khi đó, hệ số các khoản phải thu so với tổng tài sản giảm nhẹ 0,01 lần từ 0,06 xuống 0,05 (tương ứng giảm 21,7%) chứng tỏ so sánh tương quan của việc tăng quy mô tài sản thì tốc độ tăng cơng nợ phải thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản, bước điều chỉnh này giúp tình hình vốn bị chiếm dụng của cơng ty theo quy mô được cải thiện đáng kể.
Cơ cấu công nợ phải thu: Biến đổi theo hướng giảm các khoản phải thu ngắn hạn (giảm 122.693,65 triệu đồng tương ứng với 16,6%) và giảm các khoản phải thu dài hạn (giảm 17.605,19 triệu đồng tương ứng với 7,8%). Số vòng thu
hồi nợ phải thu ngắn hạn giảm từ 5,87 vòng năm 2019 xuống 5,79 vòng năm 2020 (tương ứng giảm 1,4%), làm số ngày thu hồi nợ tăng lên 1 ngày, kéo dài thời gian không đáng kể nhưng làm doanh nghiệp chậm thu hồi vốn bị chiếm dụng, nguy cơ gây thất thoát và lãng phí vốn.
Trong nợ phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu khách hàng giảm đáng kể, cùng với đó là sự giảm đi của trả trước người bán và dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi. Tuy vậy, các khoản phải thu khác tăng lên 26.832,79 triệu đồng so với 2019 cho thấy nguy cơ không thu hồi được khoản nợ bị chiếm dụng phát sinh, địi hỏi cơng tác quản trị xác định rõ đối tượng để có biện pháp điều chỉnh và thu hồi.
Các khoản phải trả: Tăng 4.801.130,87 triệu đồng tương ứng 80% so với năm
2019. Hệ số các khoản phải trả trên tổng tài sản tăng từ 0,6 lên 0,64 lần (tương đương tỷ lệ tăng 5,2%) chứng tỏ cơng ty tăng huy động vốn tín dụng thương mại, giúp giảm được nhu cầu tài trợ và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, cơng nợ phải trả chủ yếu đến từ các khoản chi phí phải trả ngắn hạn (tăng 203.779,40 triệu đồng, tỷ lệ tăng 53,2%) và phải trả dài hạn cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ (tăng 38.862,77 triệu đồng tỷ lệ tăng 41,6%) cũng khiến công ty đối mặt với nghĩa vụ trả nợ và địi hỏi cơng ty cần lập kế hoạch trả nợ tương ứng với kế hoạch thu hồi vốn để nhằm hạn chế rủi ro do duy trì sản xuất và phát triển cơng nghệ
Cơ cấu các khoản phải trả: Thay đổi, theo đó nợ phải trả ngắn hạn tăng lên 23,7% nhiều hơn so với nợ phải trả dài hạn (tăng 9,8%), nhưng trong cấu trúc tài chính của Viglacera thì tài sản và nợ phải trả tăng rất lớn trong 2020 chứng tỏ cơng ty huy động vốn từ nguồn tín dụng thương mại cịn rất hạn chế, buộc phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tài trợ tài sản.
Kết luận: Xem xét trong tương quan với quy mô tăng lên đáng kể của tổng tài sản và
nguồn vốn thì cơng nợ phải trả và phải thu của CTCP Viglacera cịn rất khiêm tốn. Quy mơ tín dụng thương mại nhỏ hơn so với quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới chính sách ổn định nguồn tài trợ cũng như hiệu quả huy động vốn về lâu dài. Nguyên nhân có thể xác định chủ yếu đến từ đại dịch Covid-19 trong các tháng đầu năm và tháng 07 năm 2020, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các lĩnh vực đều đình trệ, khiến chính sách tín dụng của cơng ty bị ảnh hưởng chưa phát huy được hiệu quả tiềm năng. Trong các năm tiếp theo công ty cần mở rộng quy mơ tín dụng thương mại hơn nữa với các bên bán và mua hàng với mình.
Đánh giá khái quát: Nhìn chung, khả năng thanh tốn của công ty năm 2020 đảm
bảo kém hơn so với năm 2019. Tất cả các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, ngắn hạn và nhanh đều giảm trong bối cảnh công nợ phải trả tăng.
Đánh giá chi tiết:
Khả năng thanh toán tổng quát: giảm 0,08 lần (từ 1,65 xuống 1,57) là do trong
kỳ chính sách huy động vốn của cơng ty trú trọng vào việc huy động nợ vay lớn, điều này gia tăng áp lực thanh toán cho doanh nghiệp và giảm khả năng tự chủ về tài chính.
Khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn: giảm nhẹ 0,5 lần (từ 1,5 xuống 1,0) chứng
tỏ một phần nợ ngắn hạn được dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn, như vậy chính sách tài trợ của doanh nghiệp là mạo hiểm và có thể dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hệ số này ln trong tình trạng dương và so với trung bình ngành năm 2020 thì chỉ tiêu cao hơn, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành là hợp lý nhưng chi phí sử dụng vốn sẽ tăng lên do doanh nghiệp tăng cường vay dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Giảm nhẹ 0,3 lần (từ 0,61 xuống 0,31)
chứng tỏ khả năng thanh toán này chưa được cải thiện.
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền: năm 2020 so với 2019 giảm đi (từ 0,28 xuống -0,13, tỷ lệ giảm 146,3%) và có xu hướng âm. Nguyên nhân do lưu chuyển tiền thuần 2020 giảm so với 2019 trong khi nợ ngắn hạn tăng làm chỉ tiêu hệ số khả năng chi trả bằng tiên rất thấp và biến động theo xu hướng giảm có thể làm căng thẳng vốn trong thanh tốn nhanh, địi hỏi doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách tiền mặt đặc biệt chú trọng phân bổ vốn ngắn hạn.
Kết luận: Khả năng thanh toán của CTCP Viglacera tại thời điểm cuối năm 2020 về cơ
bản là chưa có sự cải thiện so với 2019, đặc biệt là sự giảm đáng kể của khả năng thanh tốn tiền mặt khiến chính sách tài trợ của doanh nghiệp kém ổn định, tăng rủi ro thanh toán. Doanh nghiệp cần xem xét lại việc phân bổ vốn ngắn hạn, đánh giá lại việc duy trì vốn về HTK và dự kiến giải phóng HTK khi cần thiết để thu tiền về nhằm tránh căng thẳng trong thanh tốn, ảnh hưởng khơng tốt đến khả năng chi trả bằng tiền. Cuối cùng, cần kiểm tra cơng tác hạch tốn chi phí bởi trong khi nợ vay dài hạn năm 2020 tăng so với 2019 nhưng chi phí lãi vay năm 2020 lại giảm.