Phân tích hoạt động tài trợ

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 37 - 41)

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019

Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ (%) I. Vốn lưu chuyển Triệu đồng 2.868,41 1.601.786,55 -1.598.918,14 -99,82% Nguồn vốn dài hạn Triệu đồng 12.758.403,49 12.151.570,18 606.833,31 4,99% a. Nợ dài hạn Triệu đồng 6.583.831,59 5.998.020,32 585.811,27 9,77% b. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 6.174.571,90 6.153.549,86 21.022,04 0,34%

Tài sản dài hạn Triệu đồng 12.755.535,08 10.549.783,63 2.205.751,45 20,91%

II. Htx Lần 1,00 1,15 -0,15 -13,16%

Đánh giá:

Đánh giá khái quát:

 Hoạt động tài trợ thay đổi về cơ bản so với năm 2019 trên phương diện quy mô, tỷ lệ và cơ cấu:

o Vốn lưu chuyển trong năm 2020 đã giảm rất mạnh là 1.598.918,14 triệu đồng, tỷ lệ giảm 99,82% (vốn lưu chuyển cuối năm 2020 là 2.868,41 triệu đồng và vốn lưu chuyển cuối năm 2019 là 1.601.786,55 triệu đồng)

o Htx (Hệ số tài trợ thường xuyên). Hệ số tài trợ thường xuyên trong năm 2020 cũng giảm, cụ thể giảm 0,15 lần (hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2020 là 1,00 lần và hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2019 là 1,15 lần)

 Có thể thấy VLC cuối mỗi năm đều > 0, Htx > 1 nên chính sách tài trợ của doanh nghiệp là ổn định và cả năm doanh nghiệp đều duy trì chính sách tài trợ an tồn. Tuy nhiên, Htx của năm 2020 = 1, đánh giá chính sách tài trợ của doanh nghiệp năm này khá kém bền vững.

 Chỉ tiêu vốn lưu chuyển và hệ số tài trợ thường xuyên giảm mạnh trong năm 2020 là hồn tồn hợp lý vì vẫn đảm bảo được chính sách tài trợ an toàn trong năm.

Đánh giá chi tiết:

Vốn lưu chuyển:

o Tại thời điểm cuối năm 2019 VLC là 1.601.786,55 triệu đồng. Doanh nghiệp dư ra 2.868,41 triệu đồng vào cuối năm 2020 là nguồn vốn dài hạn dùng để đầu tư ngắn hạn. Chính sách an tồn này khiến cho doanh nghiệp mất chi phí vốn cao so với địi hỏi thực tế nhưng doanh nghiệp sẽ an toàn về đầu tư, an toàn về tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn. o So sánh cuối năm 2019 và cuối năm 2020 thì thấy chỉ tiêu phản ánh

hoạt động tài trợ giảm, mức giảm của VLC là 1.598.918,14 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 99,82% cho thấy hoạt động tài trợ của doanh nghiệp đang giảm rất mạnh.

 Việc giảm hoạt động tài trợ này đối với doanh nghiệp là hợp lý vì

vẫn an tồn và chi phí sử dụng vốn đang dần hợp lý hơn.

o Nguyên nhân làm doanh nghiệp giảm Vốn lưu chuyển là do cả hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2020 đều đã thay đổi. Cụ thể là NVDH của doanh nghiệp tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã huy động vốn rất mạnh trong năm 2020. o Tính VLC = NVDH - TSDH thấy rằng Vốn lưu chuyển giảm là do Tài sản dài hạn tăng mạnh với giá trị tăng là 2.205.751,45 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,91%. Điều này cho thấy doanh nghiệp tập trung đầu tư và tài trợ cho Tài sản dài hạn. Nguồn vốn dài hạn tăng với tỷ lệ 4,99% và giá trị tăng là 606.833,31 triệu đồng. Cụ thể nguồn vốn dài hạn tăng là do Nợ dài hạn tăng 585.811,27 triệu đồng và vốn chủ sở hữu tăng 21.022,04 triệu đồng. Xét về ngắn hạn, khoản huy động nợ này làm doanh doanh tăng giúp doanh nghiệp có thể tập trung năm bắt thời cơ kinh doanh, nhưng xét về dài hạn thì khoản huy động nợ này làm tăng

chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực trả nợ, áp lực sinh lời. Tuy nhiên mức độ tăng của nguồn vốn dài hạn so với mức độ tăng của tài sản dài hạn là không đáng kể.

o Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2020 là 12.758.403,49 triệu đồng, tăng 606.833,31 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,99%. TSDH cuối năm 2020 là 12.755.535,08 triệu đồng, tăng 2.205.751,45 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,91%. Nhìn chung, chính sách tài trợ đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính, khả năng tài trợ ngắn hạn tăng làm giảm rủi ro thanh toán. Doanh nghiệp chớp thời cơ, cơ hội kinh doanh nhưng phải đương đầu với những khó khăn tức thời.

Hệ số tài trợ thường xuyên:

o Hệ số này cho biết, để đầu tư vào một đồng tài sản dài hạn thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra 1 đồng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

o Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2019 là 1,15 lần cho thấy tại thời điểm này, chính sách tài trợ của doanh nghiệp khá ổn định và an toàn. Hệ số tài trợ lớn hơn 1 cho thấy rằng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và vẫn còn dư một phần để tài trợ tiếp cho tài sản ngắn hạn.

o Sang đến cuối năm 2020, hệ số tài trợ thường xuyên giảm cịn 1,00 lần, điều này cho thấy chính sách tài trợ của doanh nghiệp đang dần kém bền vững hơn. Hệ số tài trợ bằng 1 cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp chỉ vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và khơng cịn dư để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chính vì vậy mà trong năm 2020 doanh nghiệp giảm tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

 Như vậy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp vẫn đủ để tài trợ cho

tài sản hài hạn cho thấy chính sách tài trợ này vẫn đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, an tồn, hạn chế rủi ro tuy nhiên gánh nặng nợ vẫn cịn nên chi phí sử dụng vốn cao.

Kết luận: Chính sách tài trợ của doanh nghiệp đang biến động theo hướng dần kém

bền vững hơn khi nguồn vốn dài hạn khơng cịn dư để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tuy vậy nhưng chính sách tài trợ của doanh nghiệp vẫn đang đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và tương đối ổn định. Mặc dù vậy, chính sách này có khả năng giảm hiệu quả trong dài hạn vì chi phí sử dụng vốn cao và có tính hai mặt tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Giải pháp:

 Trước mắt, doanh nghiệp cần cơ cấu lại chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư theo hướng huy động thêm nợ dài hạn hoặc gia tăng vốn chủ với mục đích làm tăng nguồn vốn dài hạn để đủ tài trợ cho cả tài sản ngắn hạn hoặc doanh nghiệp nên thanh lý bớt những tài sản cố định khơng cần thiết, qua đó thiết lập cân bằng giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn.

 Doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch trả nợ hợp lý để đảm bảo được mức độ an tồn ổn định, để giảm bớt chi phí sử dụng vốn hơn nữa là duy trì uy tín đối với những doanh nghiệp có liên quan. Vấn đề uy tín và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp cũng là cần thiết để ln có giá đầu vào hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá lớn, chiếm dụng vốn hay áp lực thanh toán.

Một phần của tài liệu Bài mẫu phân tích tài chính doanh nghiệp - Công ty VIGLACERA (BCTC 2019 – 2020) (Trang 37 - 41)