dạy nghề
- Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề, triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định dạy nghề. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo và quy mô dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất của đất nước trong từng thời kỳ.
- Đổi mới cơng tác kế hoạch hóa dạy nghề theo hướng hàng năm cơ sở dạy nghề tự xây dựng kế hoạch dạy nghề của mình.
83
nhiệm vụ và quyền hạn dạy nghề ở mỗi cấp.
- Phân cấp mạnh, hợp lý nhằm giải phóng phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành. Giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với xã hội của các cơ sở dạy nghề, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ và tài chính cho cơ sở dạy nghề cơng lập.
- Tin học hóa cơng tác thơng tin quản lý dạy nghề trên phạm vi toàn quốc. Nâng cao chất lượng các trang web của Tổng cục dạy nghề nhằm cung cấp các thông tin về dạy nghề trong nước, thông tin về dạy nghề của nước ngoài và liên kết với các trang web về thông tin thị trường lao động.
- Xây dựng ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, quy trình kiểm tra chất lượng dạy nghề, kiểm định chất lượng dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề.
- Xây dựng quy hoạch dài hạn và xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm về chỉ tiêu, kinh phí đào tạo dạy nghề cho người lao động.
- Thường xuyên tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện đề xuất nhu cầu nguồn lực hàng năm cần đào tạo ở các địa phương.
- Có sự phối hợp chặc chẽ giữa các Sở, ban, ngành để kiểm tra giám sát tình hình thực hiện của các cơ sở dạy nghề và kịp thời uống nắn nhằm hạn chế các hoạt động chưa bám sát tình hình thực tế ở địa phương.
* Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
- Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
84
- Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Dạy nghề Mê Linh: Tăng quy mô đào tạo, liên kết đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động; phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề về mặt lý thuyết, kỹ năng thực hành, năng lực sư phạm và năng lực xã hội.
- Huy động các Trung tâm, các cơ sở đào tạo lao động trên địa bàn huyện như: Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Ba Đình, trường trung cấp Thương mại và dịch vụ Quang Minh, Trung tâm đào tạo chất lượng cao Tiền phong… có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nơng thơn bằng nguồn kính phí của đề án đào tạo nghề cho lao động nôn thôn được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
* Phát triển chương trình, giáo trình học liệu dạy nghề
- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;
- Thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nơng thơn.
* Tăng cường cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất là một trong những nguồn lực cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đào tạo nghề vì vậy cần xây dựng chiến lược về cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề.
85
- Trong trường dạy nghề, trang thiết bị phục vụ cho giờ thực hành là một u cầu khơng thể thiếu. Các phịng chức năng có kế hoạch đảm bảo nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho công việc đào tạo của mình. Thường xuyên kiểm kê, đánh giá cơ sở vật chất, nhằm đáp ứng những yêu cầu tối thiểu khi tác nghiệp. Trong q trình hoạt động phải có kế hoạch bảo dưỡng, thay thế, bổ xung các trang thiết bị đảm bảo cho công tác đào tạo. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phục vụ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp. Phịng Tổ chức hành chính có kế hoạch tu bổ, mua mới trang thiết bị thông qua ý kiến của các phòng ban khác như phòng đào tạo, các tổ giáo viên.
- Vì vậy cần đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị chuyên dụng và đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên môn đủ về số lượng và chất lượng cho Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện. Ngoài ra thu hút các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
* Phát triển đội ngũ giáo viên
Trong q trình phát triển giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng, người thầy ln được khẳng định có vai trị then chốt đối với chất lượng đào tạo. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tổng cục dạy nghề đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chính thức thơng qua Chiến lược “Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020”.
Mục tiêu là nhằm bồi dưỡng “kỹ năng dạy nghề” theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện để giảng dạy các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giúp cho người dạy nghề xây dựng kế hoạch dạy nghề khoa học, hiệu quả trong việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn dạy nghề đạt kết quả; có khả năng đánh giá được sự tiếp cận và năng lực làm việc của người
86
học nghề sau đào tạo. Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý dạy nghề để nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện.