Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh có đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Với điều kiện tự nhiên là một huyện thuần nơng, nhưng bên cạnh đó lại có các khu cơng nghiệp cũng phát triển nên việc đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa phương cụ thể.
- Huyện Mê Linh với diện tích đất nơng nghiệp khá lớn nên việc phát triển đào tạo ngành nghề trồng hoa, đặc biệt là hoa hồng gắn liền phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
88
+ Hiện nay, huyện Mê Linh có 1.294ha đất sản xuất hoa; trong đó, diện tích canh tác chủ yếu là hoa hồng (chiếm 93,4%), ngồi ra cịn có hoa cúc, hoa loa kèn, hoa ly, hoa đào...
+ Hoa hồng được trồng với diện tích khoảng 1.152 ha chủ yếu ở các xã Mê Linh và xã Văn Khê, xã Thanh Lâm, xã Đại Thịnh... Còn lại, hoa cúc được trồng với diện tích 104,7 ha, chủ yếu ở xã Đại Thịnh; các loại hoa khác như: hoa lay ơn, hoa loa kèn, hoa ly... chiếm diện tích nhỏ hơn.
Chính vì vậy nên tập trung đào tạo nghề kỹ thuật trồng hoa cho người dân, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho người lao động được vay vốn ưu đãi để mở rộng diện tích trồng hoa.
Cùng với việc phát triển nghề trồng hoa thì huyện Mê Linh cũng là địa phương nổi tiếng với nghề trồng rau an toàn. Với điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc trồng rau sạch cung cấp cho thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, điển hình như xã Tráng Việt. Là địa điểm cung cấp rau củ lớn nhất khơng chỉ cho Hà Nội mà cịn cho các tỉnh lân cận, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội được biết đến như là nơi hội tụ đầy đủ nhất của tất cả các loại rau củ. Tồn xã với diện tích đất chủ yếu là đất bồi bãi, phù sa nên thích hợp đối với trồng rau sạch.
Với thế mạnh về sản xuất nơng nghiệp thì nên tập trung phát triển đào tạo nghề nông nghiệp. Tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại phát triển.
Bên cạnh đó huyện cũng có khu cơng nghiệp lớn nên cần lao động qua đào tạo nghề và lao động có tay nghề phù hợp với nhu cầu của các đơn vị. Trong đó có khu công nghiệp Quang Minh tập trung rất nhiều nhà máy, xí nghiệp như Honda, Canon, Sowa, BLD Vina... nên việc nhu cầu về lao động cho những đơn vị này là rất lớn.
89
=> Để việc thực hiện chính sách đào tạo nghề được nâng cao thì chính quyền huyện cần phải tập trung đào tạo những ngành nghề là thế mạnh của địa phương và những ngành nghề đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng cho các đơn vị trên địa bàn. Việc đó cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp của huyện trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề một cách chọn lọc và phù hợp.
Địa bàn nào có diện tích phù hợp đất nơng nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển nơng nghiệp thì tập trung vào phát triển theo hướng hiện đại nông nghiệp nông thôn và đi sâu vào thế mạnh nơng nghiệp đó. Cịn những nơi có các khu cơng nghiệp thì tập trung phát triển các nghề phi nơng nghiệp phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp đó.
Một trong những đề xuất mà chính quyền huyện nên thực hiện đó là việc liên kết với các đơn vị sử dụng lao động để đào tạo lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp và thực hiện các cơng việc cụ thể. Đó là việc tận dụng thế mạnh có các đơn vị có sẵn ở các khu cơng nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Chính quyền địa phương là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có thể có cơ hội về nghề nghiệp để phát triển kinh tế.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực trạng việc thực hiện chính đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện bằng một số giải pháp:
90
- Tuyên truyền lợi ích của đào tạo nghề và học nghề.
- Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề và phát triển cơ sở dạy nghề.
- Gắn cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp và hội nhập quốc tế. - Đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tuy nhiên, để thực hiện thành công và hiệu quả các giải pháp trên các cấp phải tiếp tục triển khai quyết liệt việc đào tạo nghề gắn với sản xuất, nhất là trong quá trình tập huấn lý thuyết phải gắn với thực tế. Các bộ, ngành và địa phương phải thực sự có trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách đào tạo cho lao động nơng thơn là vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
91
KẾT LUẬN
Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội đó là nâng cao chất lượng lao động. Nhiều năm nay, huyện Mê Linh – Hà Nội luôn quan tâm chú trọng đến công tác này, coi đây là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, sớm đưa Mê Linh trở thành một vùng phát triển của Thủ đô. Việc thực hiện chủ trương, chính sách tốt của nhà nước cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội. Một trong những chính sách đó là việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Dưới sự chỉ đạo của Thành phố Hà Nội thì huyện Mê Linh cũng triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg với quyết tâm cao. Thực hiện tốt chính sách đào tào nghề cho lao động nông thôn không những khai thác được hiệu quả nguồn lực lao động rất lớn trong xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
Việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên toàn bộ địa bàn huyện Mê Linh cũng là góp phần vào sự thành công
92
chung của tồn bộ Đề án, cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Với việc lựa chọn đề tài: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, trong đó là việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ của huyện, là một trong những huyện ngoại thành của thủ đơ Hà Nội và là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ sở khoa học về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, thực trạng q trình tổ chức thực hiện chính sách, từ đó có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
93