Quan điểm, định hướng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Phát triển mạnh đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề theo các hình thức ngắn hạn, dài hạn, giáo dục tổng hợp và hướng nghiệp, liên kết đào tạo, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng được yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, các chính sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nhằm tạo động lực khuyến khích người lao động phát huy tài năng, trí tuệ, tâm huyết nghề nghiệp, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng lớn mạnh.

Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn đã quy định một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng của Nghị quyết là: “Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hố

71

cơng tác đào tạo nghề. Đến năm 2020 lao động nơng nghiệp cịn dưới 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”.

Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội triển khai xây dựng Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 13/07/2010 của UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Để hướng dẫn các huyện triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn liên Sở: Lao động - TB&XH và Tài chính đã ban hành văn bản số 813/HD-LS ngày 24/5/2011 hướng dẫn triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để đội ngũ giáo viên dạy nghề có điều kiện nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ.

Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thơn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Những hướng chính phát triển kinh tế của huyện Mê Linh đến 2020 là: - Tập trung đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp có thế mạnh của huyện như cơng nghiệp cơ khí điện tử tin học (chiếm 30% GTSX công nghiệp trên địa bàn), công nghiệp VLXD (15% GTSX công nghiệp), chế biến lương thực, thực phẩm (15% GTSX công nghiệp), may mặc (10%), chế biến thực phẩm, đồ uống (15%), hóa mỹ phẩm, cơng nghiệp gắn với dịch vụ phân

72

phối… Phát triển các ngành hàng công nghiệp hướng về xuất khẩu. Sử dụng cơng nghệ thích hợp cho từng loại hình cơng nghiệp, trình độ tay nghề của người lao động. Kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, những ngành công nghiệp sạch và phát triển bền vững.

- Sản xuất công nghiệp của Huyện chủ yếu nằm ở khu vực Đơng Bắc với 3 KCN lớn đã định hình là KCN Quang Minh 1, Quang Minh 2 (Quang Minh mở rộng) và một phần KCN Kim Hoa. Bên cạnh đó, duy trì một số cụm cơng nghiệp đã có ở Tiền Phong, Thanh Lâm, Kim Hoa, Chi Đông để tạo thành chuỗi hành lang công nghiệp nằm ở 2 phía trục đường từ Quang Minh đi Phúc n. Ngồi ra, bố trí rải rác một số điểm công nghiệp: Nhà máy beer Hà Nội, ô tô Xuân Kiên và các cụm công nghiệp làng nghề.

Từ những hướng phát triển kinh tế của huyện như trên nên trú trọng đẩy mạnh phát triển đào tạo các ngành nghề phù hợp tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)