Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho laođộng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 64 - 70)

nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh

2.3.1. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho lao động nơng thơn

58

Chủ thể ban hành chính sách cơng là Nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực như: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Chính sách Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thơn là một trong những chính sách cơng của Nhà nước, do đó, chủ thể ban hành chính sách này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cũng ban hành các văn bản phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong phạm vi địa bàn quản lý. Trong đó Quốc hội ban hành Luật dạy nghề; Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Đề án hướng dẫn đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan đóng vai trị chính trong việc tham mưu, tổng hợp và trực tiếp xây dựng chính sách.

Thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Ủy ban nhân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương trên của Chính phủ:

- Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ từ cấp Thành phố đến quận, huyện, thị xã đã được thành lập;

- Đã ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ

59

tướng Chính phủ

- Ban hành quy định mức chi phí đào tạo cho 49 nghề trình độ sơ cấp nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn

Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu với UBND thành phố ban hành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn; Kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn các quận, huyện, thị xã có dạy nghề cho lao động nơng thơn;

Hệ thống các văn bản chính sách do Trung ương, Thành phố, Sở lao động TB&XH chỉ đạo về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tương đối kịp thời, đầy đủ, phù hợp tình hình thực tế. Mơi trường thể chế chính sách được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện theo những quy định chung hiện hành của Nhà nước và dựa trên tình hình thực tế địa phương nên có tính khả thi cao.

Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố , Sở lao động TB&XH về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện đã chủ động ban hành các văn bản để thực hiện Đề án trên địa bàn huyện.

- Ban hành các quyết định phê duyệt đặt hàng các đơn vị đào tạo nghề cho lao động nông thôn về các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo.

=> Thể chế chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể hiện sự đồng thuận, thống nhất của UBND huyện; không mâu thuẫn và không trái với những quy định của Trung ương, của Thành phố, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

60

* Về lập kế hoạch và phổ biến tuyên truyền chính sách

Chỉ đạo của UBND huyện ban hành Văn bản và kế hoạch thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Qua những năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đây sự cố gắng của các cấp các ngành trong huyện trong đó có vai trị rất quan trọng của các phịng chức năng trong huyện. Ngồi ra, UBND huyện cũng đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg huyện Mê Linh. Do vậy, Mê Linh thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn; 18/18 xã, thị trấn có ban chỉ đạo cấp xã. Ban chỉ đạo các cấp đã chỉ đạo xây dựng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương mình quản lý.

Cơng tác lập kế hoạch thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn huyện là tương đối nhanh chóng, kịp thời và giải quyết được nhu nhiệm vụ trong q trình thực hiện chính sách của huyện.

Cơng tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề cho lao động nơng thơn cịn chưa được thường xuyên và liên tục. Việc tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện cũng chưa đi sâu được xuống đến từng thơn, xóm.

* Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thực hiện

Công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề cho người lao động nơng thơn vẫn cịn chưa thực sự hiệu quả, thiếu chủ động, ngân sách địa phương dành cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thơn cịn hạn chế và chủ yếu dựa vào ngân sách cấp từ thành phố chưa huy động được nguồn vốn bên ngoài.

Năng lực cán bộ cịn bất cập, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc triển khai chính sách của nhà nước cũng như của huyện. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có chính sách cụ thể hơn nữa để khắc phục hạn chế này. Phải chăng việc

61

thực hiện chủ trương chính sách của huyện cịn thiếu tầm chiến lược chỉ trông chờ vào các cấp trên nên luôn bị động.

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với cơ sở dạy nghề, các đơn vị xuất khẩu lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn, UBND các xã, thị trấn tổ chức các buổi tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động tại địa phương.

Cán bộ, công chức thực hiện thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg huyện Mê Linh về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg huyện cho xuống các xã, thị trấn. Đây là cấp cơ sở gần nhất với người lao động nhưng cũng do trình độ về cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn không thường xuyên mà chỉ bắt đầu tập trung vào khi bắt đầu triển khai đề án. Vì vậy khơng tránh khỏi những khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện.

Cán bộ, công chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại UBND huyện và các phịng chức năng của huyện thì cũng chỉ triển khai theo hướng dẫn của thành phố và có phần thụ động trong cơng tác thực hiện chính sách. Chỉ có 01 cán bộ chun trách thuộc Phịng lao động TB&XH trực tiếp theo dõi q trình thực hiện chính sách. Nên họ cũng chỉ theo dõi, thống kê hay báo cáo chứ chưa thực sự thể hiện được vai trị của mình sâu hơn về cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bộ phận thực hiện trực tiếp chính sách chính là cán bộ, cơng chức cấp xã. Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho cán bộ, công chức xã. Nhưng trong các báo cáo các năm 2013, 2014,

62

2015 của Ban chỉ đạo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của huyện thấy có mỗi năm 2015 là có cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, cơng chức cấp xã. Vậy thì liệu có đảm bảo cho năng lực của cán bộ thực hiện chính sách khơng, mà quá trình thực hiện thì diễn ra thường xuyên và liên tục trong các năm.

Cán bộ lãnh đạo ở nhiều địa phương thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Lãnh đạo ở các ngành, đoàn thể, các hội địa phương chưa có sự chỉ đạo cụ thể hay sự quan tâm đối với công tác đào tạo nghề.

Việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ở mỗi địa phương trong huyện là thiếu sự sát sao một cách đồng đều của các cán bộ, công chức thực hiện dự án, nên hiệu quả của nó chưa cao.

* Về thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá

Hàng năm một số xã, thị trấn chưa theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo kịp thời, chính xác số lao động sau đào tạo nghề về việc làm, lao động thuộc hộ nghèo đã thốt nghèo, hộ có lao động sau học nghề trở thành hộ khá, thốt nghèo…. Chưa có sự kiểm tra, phản ánh kịp thời tình hình dạy nghề, học nghề của các lớp nghề tại địa phương về ban chỉ đạo huyện.

- Số lao động nông thôn sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo là tương đối tốt.

- Công tác kiểm tra giám sát, các lớp học nghề chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ huyện tới các cơ sở để kịp thời nắm bắt, uốn nắm các đơn vị dạy nghề và người lao động học các lớp nghề dẫn tới chất lượng đào tạo chưa hiệu quả.

- Nguồn kinh phí được phân bổ từ ngân sách Thành phố cấp nhưng UBND vẫn chưa sử dụng hết. Cho thấy việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc

63

sử dụng nguồn kinh phí được thường xuyên từ Ban chỉ đạo huyện cũng như phòng Kinh tế và phòng Lao động TB&XH.

- UBND huyện chưa chủ động trong việc tự tìm nguồn kinh phí khác ngồi kinh phí của Thành phố cấp. Chưa có biện pháp để thu hút đầu tư từ bên ngoài để tự chủ nguồn kinh phí của địa phương, cũng như tăng nguồn kinh phí để có thể đào tạo được cho nhiều lao động hơn.

- Qua các báo cáo về tình hình sử dụng nguồn kinh phí của huyện từ năm 2013 đến hết năm 2015 chưa thấy có báo cáo về sử dụng nguồn kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cơng chức xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)