Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, Ban chỉ đạo huyện đã chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trên địa bàn. Tuy nhiên cịn một số những tồn tại, hạn chế sau:
- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề cho lao động nơng thơn cịn nhiều yếu kém; các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu tuyên truyền về giáo dục Đại học, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn chưa được thường xuyên;
- Đội ngũ những người thực hiện chính sách chỉ làm theo chỉ thị ở cấp trên theo tinh thần trên bảo dưới nghe mà khơng có sự sáng tạo, tìm tịi nghiên cứu đề xuất những sáng kiến.
- Thiếu sự tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề cũng như phát triển cơ sở dạy nghề.
- Chưa thực hiện việc gắn vùng nguyên liệu và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của địa phương vào ngành nghề đào tạo phù hợp mới thế mạnh của địa phương.
64
thức chưa đầy đủ về dạy nghề; coi dạy nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, khơng phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống; chưa thực sự coi trọng đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Một số tổ chức chính trị - xã hội cấp xã chưa thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề;
- Sự phối kết hợp của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn của huyện trong công tác dạy nghề cịn hạn chế, thiếu sự gắn bó;
- Đại đa số lao động nơng thơn có trình độ văn hóa thấp, chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống, nên chưa tích cực tham gia học nghề; bên cạnh đó nhiều lao động do khó khăn về kinh tế, ở cách xa cơ sở dạy nghề nên cũng chưa tham gia học nghề;
- Hàng năm việc liên kết với các đơn vị sử dụng lao động chưa chặc chẽ, nên chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động để có biện pháp can thiệp giúp người lao động giải quyết việc làm ổn định, tạo ra thu nhập thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- UBND cấp xã chưa tích cực và chủ động trong chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương; hạn chế về năng lực tổ chức triển khai thực hiện công tác dạy nghề, nhất là về công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người dân để đăng ký học nghề; hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn tín dụng sau đào tạo và hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm; Một số xã chưa xác định được công tác đào tạo nghề là nhiệm vụ chính quyền cơ sở, do vậy cơng tác tuyên truyền, phổ biến còn mờ nhạt chưa được coi trọng (như Vạn Yên, Tự Lập,…)
65
- Thông tin thị trường lao động, việc làm chưa đầy đủ và kịp thời nên người lao động còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Thiếu thông tin về các cơ sở dạy nghề và các nghề đào tạo của từng cơ sở dạy nghề để người học lựa chọn nơi học phù hợp với điều kiện của mình;
- Nguồn lực cho dạy nghề còn hạn chế: đội ngũ giáo viên của Trung tâm Dạy nghề huyện còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của đông đảo lao động nông thôn. Cán bộ quản lý dạy nghề ở Trung tâm dạy nghề chưa đạt chuẩn về trình độ, chun mơn và thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề.
- Trong quá trình đào tạo nghề chưa sử dụng những người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi) để tham gia dạy nghề lao động nơng thơn trong q trình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện.
- Thiếu sự tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề. - Phần lớn lao động tham gia học nghề vẫn cịn lo nhiều cơng việc gia đình, do vậy số lao động các lớp học nghề có tư tưởng tranh thủ đi học, chưa có ý thức tham gia học tập đều đặn, thường xuyên, hiệu quả học tập chưa thực sự cao.
- Chương trình sơ cấp nghề do Bộ NN&PTNT, Tổng cục dạy nghề và các chương trình mà các đơn vị dạy nghề được phê duyệt lớn, tuy nhiên thành phố mới duyệt quy định mức chi phí đào tạo 49 nghề cho lao động nơng thơn, do đó khó khăn cho việc tổ chức đào tạo các nghề phù hợp với địa phương mà chưa có mức chi.
66
- Trong điều kiện kinh tế suy thoái như hiện nay, Nhu cầu lao động đã qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không cao, người lao động được đào tọa sơ cấp nghề theo Đề án 1956 tìm được việc làm và có thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp là khó khăn.
- Việc tuyển sinh khó khăn, các đơn vị quyết tốn chậm, cơng tác rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề ở các xã, thị trấn chưa sát, dẫn tới trong quá trình thực hiện vẫn còn điều chỉnh kế hoạch.
- Trong quá trình thực hiện đề án, một số xã, thị trấn chưa thực sự chủ động và thiếu sự quan tâm chủ đạo sát sao của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở. Sự vào cuộc của các ban, ngành, đồn thể địa phương cịn chưa đồng bộ, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Số lao động nông thơn được đào tạo ít nên chưa tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
- Công tác phối hợp tuyên truyền từ huyện đến cơ sở chưa thực sự hiệu quả, thường xuyên liên tục. Chính quyền ở nhiều địa phương thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn; chưa có sự chỉ đạo cụ thể từ các ngành, đoàn thể, các hội địa phương đối với công tác đào tạo nghề.
- Do những người thực hiện chính sách thiếu sự nhiệt huyết trong công việc nên khơng đưa ra những sáng kiến tích cực trong cơng việc, mà làm việc theo thiếu sự chủ động và linh hoạt.
- Do nguồn lực nhà nước vẫn còn hẹn hẹp, phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực nên việc đầu tư về tăng cường quản lý về dạy nghề cũng như phát triển cơ
67
sở dạy nghề chưa được đầu tư nhiều.
- Không biết tận dụng thế mạnh của địa phương để có hướng đào tạo nghề phù hợp với thế mạnh sẵn có đó của địa phương.
- Một số xã, một bộ phận cán bộ, đảng viên và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về dạy nghề cũng làm nguyên nhân của việc chưa coi trọng trọng đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Các tổ chức chính trị xã hội chưa thể hiện vai trị của mình trong việc tuyên truyền, tư vấn cho hội viên và người lao động về lợi ích của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Do một bộ phận lao động nông thôn chưa nhận thức đầy đủ về chính sách hỗ trợ của nhà nước và lợi ích của việc học nghề, chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề để tạo việc làm.
- Do chưa có sự liên kết với các đơn vị sử dụng lao động nên chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao.
- Do thiếu thông tin thị trường lao động, việc làm, thiếu thông tin về các cơ sở dạy nghề và các nghề đào tạo khiến người lao động còn lúng túng.
- Do nguồn lực cho dạy nghề còn hạn chế như thiếu trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu…
- Do không biết tận dụng nguồn cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi) để tham gia dạy nghề lao động nông thôn.
- Do không thu hút được sự đầu tư cũng như quan tâm từ đầu tư của quốc tế vào đào tạo nghề.
68
- Do công việc nhà nông nhiều nên lao động nông thôn không sắp xếp bố trí tham gia học nghề đầy đủ theo quy định, dẫn tới chất lượng đào tạo hạn chế.
- Do Thành phố mới duyệt định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 49 nghề, nên địa phương chưa có mức chi cho những nghề khác ngoài những ngành nghề đã duyệt.
- Do người lao động còn thiếu kỹ năng thực tế, đặc biệt là đối với những nghề phi nông nghiệp nên người lao động qua đào tạo nghề vẫn khó tìm được việc làm.
- Cơng tác kiểm tra, giám sát các lớp học nghề chưa có sự phối hợp chặt chẽ từ huyện tới cơ sở để kịp thời nắm bắt, uốn nắn các đơn vị dạy nghề và người lao động các lớp nghề dẫn tới chất lượng đào tạo chưa hiệu quả.
- Do chưa có sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, chưa đi sâu đi sát đến từng địa bàn cụ thể mà chỉ một số nơi.
- Do chưa có chủ động về nguồn vốn và thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách nên cũng khó khăn trong việc thực hiện chính sách.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này, tác giả luận văn đã trình bày thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội sau ba năm thực hiện đề án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Phần đầu của chương được giành cho việc giới thiệu những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển cũng như đặc điểm địa lý và dân cư cũng như tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh. Sau đó trình bày thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê
69
Linh, và đánh giá về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó.
Những thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện sẽ là cơ sở giúp chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở chương 3.
70
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN Ở