Lãng phí là gì?
Lãng phí là bất cứ thứ gì làm tiêu tốn thời gian, nguồn lực (nhân – vật lực) hoặc bằng mặt bằng mà không làm tăng giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ giao cho khách hàng.
Các loại lãng phí trong sản xuất
Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể gia tăng từ việc cắt giảm các chi phí trong q trình hoạt động. Để cải thiện lợi nhuận cho công ty, việc cắt giảm, loại bỏ các hoạt động lãng phí trong vận hành có tác động lớn đến sự hài lịng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Dưới đây là 7 loại lãng phí trong sản xuất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí để đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao lợi nhuận.
1. Sản xuất thừa
Sản xuất dư thừa tức là sản xuất nhiều hơn số lượng cần thiết, quá sớm hoặc
sử dụng nguyên vật liệu quá mức so với yêu cầu. Sản xuất thừa có thể xảy ra đối với cả bên trong tức là nội bộ quá trình sản xuất của cơng ty và bên ngồi. Đối với việc bên trong, sản xuất thừa thể hiện ở việc sản xuất ra bán thành phẩm mà bước sau hoặc công đoạn sau của q trình chưa có u cầu và đối với bên ngồi là khi sản xuất ra sản phẩm mà khách hàng chưa định mua.
Ảnh hưởng: Điều này dẫn đến việc tăng các chi phí khác như lưu kho, bảo
quản, chi phí nhân cơng…
Nguyên nhân: Môi trường làm việc không ổn định ( thời gian ngưng chuyển,
phát sinh vấn đề chất lượng...).
2. Hàng hư, sửa hàng
Sản phẩm khuyết tật gây ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí sản xuất, do phải
thực hiện việc sửa chữa hoặc làm lại. Một sản phẩm hoặc công việc không được làm đúng trong lần đầu tiên kể cả khi đã sửa chữa hoặc làm lại nhưng chất lượng nhiều khi cũng không ổn định.
Ảnh hưởng:
Quá trình này khơng chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà cịn làm gián đoạn luồng sản xuất thơng thống dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình sản xuất.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.
Bên cạnh việc phát sinh chi phí làm lại, tổ chức cịn mất nhiều thời gian vào việc xử lý những sản phẩm loại này, chính điều đó đã tạo ra sự lãng phí.
Nguyên nhân:
Đặc tính của nguyên vật liệu bị biến đổi giữa các lô hàng khác nhau được mua về: kích thước, màu sắc, tỷ lệ thành phần…
Quá trình chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều khâu, bước. Mỗi bước trong q trình có những biến đổi nhất định do đặc tính của nguyên vật liệu, thiết bị, kỹ năng, tay nghề của người công nhân và biến động của môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm…).
3. Chờ đợi
Chờ đợi là thời gian cơng nhân hay máy móc nhàn rỗi do tắc nghẽn hay luồng
sản xuất kém hiệu quả. Thời gian giữa mỗi đợt gia công chế tạo sản phẩm bị trì hỗn cũng được xem là lãng phí chờ đợi.
Ảnh hưởng: Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể cho chi phí nhân
công, khấu hao trên từng đơn vị sản lượng cũng bị tăng lên. Ngồi ra cịn ảnh hưởng đến thời gian, công sức và mặt bằng.
Nguyên nhân: Có rất nhiều lý do chờ đợi như chờ nguyên vật liệu chưa đến.
chờ KCS kiểm tra xong, chờ bản vẽ, chờ hướng dẫn kỹ thuật, chờ lệnh sản xuất… Những chờ đợi này là hiện tượng của sự quản lý thiếu đồng bộ.
4. Vận chuyển
Vận chuyển ở đây là nói đến sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm từ nơi này đến nơi khác (bằng tay, xe đẩy, băng tải, xe tải,...).
Ảnh hưởng: Thời gian, chi phí, thiết bị, cơng sức, tiềm ẩn các phát sinh về
chất lượng.
Nguyên nhân: Bố trí mặt bằng, bố trí chuyền khơng hợp lý.
5. Công đoạn thừa
Công đoạn thừa là thực hiện một công việc trên sản phẩm mà cơng việc đó
khơng được u cầu để sản xuất hay lắp ráp sản phẩm theo mong muốn về chất lượng của khách hàng.
Ảnh hưởng: Thời gian, chi phí và nổ lực.
Nguyên nhân: Tiêu chuẩn khơng rõ hay khơng có.
6. Thao tác thừa
Thao tác thừa là các động tác về lao động không hợp lý hoặc các động tác
vượt mức cần thiết do con người hay máy móc thực hiện.
Ảnh hưởng: Thời gian, các vấn đề về mơi trường lao động, cơng sức và chi
phí.
Nguyên nhân: Lắp đặt chuyền, bố trí máy móc
7. Tồn kho
Tồn kho là vật liệu tồn quá mức ( nguyên liệu, tồn động trên chuyền, thành
phẩm).
Ảnh hưởng: Thời gian sản xuất, tồn động vốn, công sức, vận chuyển, chi phí,
Nguyên nhân:
Tồn kho bán thành phẩm hoặc tồn kho trên chuyền do không cân bằng được thời gian làm việc giữa các công đoạn với nhau khiến cho nhiều vị trí có thời gian nhàn rỗi, ngược lại có chỗ lại có quá nhiều việc, gây tắc nghẽn.
Tồn kho thành phẩm do sản xuất không theo nhu cầu thực tế của khách hàng hoặc do dự báo khơng đúng. Đây là một tình trạng rất thường gặp ở các công ty Việt Nam hiện nay.