Phòng mẫu + rập
Phòng rập
Tiến hành nhận rập gốc, phân tích rập và các tài liệu từ khách hàng. Sau đó nhân viên vẽ rập sẽ làm thêm 1 bộ rập hoàn toàn giống rập gốc để đưa cho phịng mẫu sẽ có những chỉnh sửa nếu áo mẫu sau khi may không đạt các yêu cầu cần thiết của khách hàng.
Phòng mẫu
Nhận rập, áo mẫu và các tài liệu về quy cách lắp ráp sản phẩm. Các nhân viên tại phòng sẽ tiến hành may 5 áo mẫu để phục vụ cho các kiểm tra cần thiết tại phòng FQA, nhân viên phụ trách mã hàng sẽ trực tiếp thực hiện việc kiểm tra. Áo mẫu sau khi may xong sẽ có hình dáng cấu trúc và quy cách lắp ráp theo đúng mẫu Seal của khách hàng.
Phịng Merchandise (Văn phịng xưởng)
Tìm hiểu tất cả các thơng tin liên quan đến mã hàng để theo dõi xuyên suốt cho đến khi xuất hàng. Bên cạnh đó nhân viên sẽ dựa vào PO Sheet ( phụ lục ) để làm packing list (quy cách đóng gói) cho mỗi đợt xuất hàng để cho nhân viên phòng FQA làm các thủ tục cần thiết để xuất hàng.
Phòng FQA (Factory quality Assurance: quản lý chất lượng)
Nhân viên phụ trách mã hàng tại phòng sẽ tiếp nhận các thông số Final, quy cách, tài liệu liên quan đến yêu cầu cắt, đo, may đơn hàng. Nếu thấy sự sai sót hoặc khơng trùng khớp giữa tài liệu với sản phẩm mẫu, FQA sẽ gửi phản hồi về phòng MR merchandise) để nhân viên phụ trách mã hàng đó sẽ báo lên cấp trên để có phương pháp sửa chữa và tham khảo đề xuất.
2.3.2. Chuẩn bị sản xuất
2.3.2.1. Chuẩn bị về nguyên phụ liệu
Công tác chuẩn bị sản xuất tại cơng ty Nobland thì việc chuẩn bị nguyên phụ liệu là hết sức quan trọng. Chuẩn bị tốt nguyên phụ liệu trước khi sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong các mặt như sau:
- Xử lý và sử dụng nguyên liệu hợp lý.
- Hạch toán được nguyên phụ liệu chính xác.
- Tiết kiệm được một lượng lớn nguyên phụ liệu dư thừa trong sản xuất.
- Tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát và suy giảm chất lượng nguyên phụ liệu.
- Bảo đảm được chất lượng dư thừa trong sản xuất.
Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu cho sản xuất do các bộ phận: phòng kỹ thuật và bộ phận kho phối hợp thực hiện.
Bước 1: Tính định mức nguyên phụ liệu
Nhân viên sale sẽ tính định mức.Theo lí thuyết, có hai loại định mức NPL:
Định mức chỉ đạo: là định mức sơ bộ cho một sản phẩm cỡ trung bình để lấy
đó làm chuẩn mực giác sơ đồ.
Định mức kỹ thuật: định mức sau khi dùng định mức chỉ đạo giác sơ đồ.
Nhân viên phịng kỹ thuật tính định mức dựa vào tài liệu khách hàng, bảng cân đối nguyên phụ liệu rồi gửi lên ban giám đốc ký.
Bảng 2.1: Bảng định mức nguyên phụ liệu
BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU
MÃ HÀNG: WG12X021
SỐ LƯỢNG: 14652 Đơn vị: yard
Màu Thành phần Số lượng Định mức Vải cần
Dull black
100% lyocell 7260 0.834 6057
Spanish villa 600 0.879 527
Tan 6792 0.834 5667
(Xem chi tiết ở phụ lục số 4/1)
=> Việc xây dựng định mức trong công đoạn này rất quan trọng trong quá trình sản xuất, xác định mức vật tư cho phép làm căn cứ để tính giá sản phẩm chuẩn bị vật tư, và có cơ hội tìm ra giải pháp tiết kiệm vật liệu trong sản xuất.
Bước 2: Nhập kho nguyên phụ liệu
Thủ kho căn cứ vào các tài liệu sau để nhận vật tư, nguyên phụ liệu. Đây là các tài liệu do nhân viên phòng Sale cung cấp, bên cạnh cũng có tài liệu được qui định chung ở kho nguyên phụ liệu:
Kế hoạch mã hàng (Cho biết số lượng nguyên phụ liệu, ngày nguyên phụ
liệu đến, ...)
Nhu cầu vật tư (Bảng định mức nguyên phụ liệu).
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu Tiếp nhận mã hàng Tính định mức NPL Nhập kho NPL Kiểm tra số lượng, chất lượng NPL Cân đối NPL Cấp phát NPL Hoạch toán NPL
Bảng hướng dẫn NPL (Hướng dẫn lưu trữ và xả vải).
Bảng theo dõi nhận NPL (Theo dõi tiến độ nhận nguyên phụ liệu):
Thủ kho có trách nhiệm theo dõi, giao nhiệm vụ cho bộ phận kiểm kê đếm từng chủng loại phụ liệu và lập bảng tổng hợp kiểm kê.
Bước 3: Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
Nguyên tắc kiểm tra
- Tất cả nguyên phụ liệu nhập vào kho tạm chứa đều phải qua khâu kiểm tra,
đo đếm phân loại rồi mới đưa vào sản xuất.
- Các đơn vị như phịng kỹ thuật, phịng kế hoạch,... có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ các thông tin về lô nguyên kiệu cho kho gồm: mã hàng, loại nguyên phụ liệu, số lượng, nhà cung cấp, thời gian, địa điểm, và đặc biệt là mẫu nguyên phụ liệu.
- Tất cả nguyên phụ liệu khi nhập kho, xuất kho đều phải có phiếu giao nhận
ghi rõ số lượng, quy cách và ký giao nhận rõ ràng, hồ sơ xuất nhập phải lưu trữ cẩn thận.
- Đối với từng loại nguyên liệu khác nhau cần có những phương pháp bó buộc,
vận chuyển, bảo quản thích hợp để khơng ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu.
- Các nguyên liệu đạt yêu cầu mới được nhập kho, hàng kém chất lượng phải
có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và trình cấp trên xử lý. Kiểm tra nguyên liệu
Quy trình kiểm vải
Trong cơng ty Nobland quy trình kiểm vải áp dụng tiêu chuẩn hệ thống 4 điểm cho tất cả các loại vải.
Bảng 2.2: Bảng hệ thống 4 điểm Cỡ lỗi Điểm Cỡ lỗi Điểm ≤3” 1 điểm >3” đến 6” 2 điểm >6” đến 9” 3 điểm >9” 4 điểm Lủng 4 điểm
Bên cạnh đó, kiểm vải được thực hiện bằng cách kiểm 10% số cây và tối thiểu là 2 cây cho số lượng nhỏ (dưới 20 cây) hay theo yêu cầu của khách hàng cho mỗi Lot của mỗi đợt hàng theo trình tự sau:
- Xác định mặt trái, phải của vải bằng cách xác định theo dấu (Face side) của
nhà sản xuất hoặc là quan sát sợi dệt trên bề mặt vải (mặt phải thường bóng, nổ kẻ, vân hoa màu sắc rõ nét, ít rút sợi hoặc có theo xác định bằng mép biên vải).
- Kiểm tra khổ vải: Khổ thực tế trên cây được tính từ biên vải (nếu khơng có
yêu cầu), khổ vải phải được kiểm tra ít nhất tại 3 vị trí đầu cây, giữa cây và cuối cây ở tất cả các cuộn.
- Kiểm tra chiều dài cây vải: Nếu số lượng dư hoặc thiếu nhiều hơn so với
mức cho phép phải báo cho phân xưởng kiểm tra lại.
- Kiểm tra thành phần, màu vải, tên vải, ký hiệu trong tài liệu đúng với mẫu
vải thực tế.
- Phân loại vải chính, lót đồng bộ theo trên một sản phẩm. Đo, xác định chu
kỳ kẻ thực tế theo canh sợi dọc và canh sợi ngang cho bộ phận giác sơ đồ.
- Vải sẽ được đưa vào phịng Lab để kiểm tra các tính chất của vải như trọng
lượng, độ vặn và xiên của vải, màu sắc về độ đều màu và phân nhóm màu để so sánh, …
Xả vải
Vải sau khi kiểm xong sẽ tiến hành xả vải chuẩn bị cho việc sản xuất. Tất cả các NPL phải được xổ cuộn trước khi trải với thời gian tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu. Đối với mã hàng WG12X021, thì xả vải ít nhất 24h trước khi cắt. Sau khi xả vải chuyển đến khu vực kệ xả vải. Quản lý QA chịu trách nhiệm kiểm tra báo cáo thường xuyên và xác nhận vải được cắt sau quy trình xả vải.
Kiểm tra phụ liệu
Nhằm kiểm tra chất lượng của phụ liệu và phụ liệu đóng gói để sản xuất thành phẩm đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng. Quy trình kiểm tra phụ liệu và vật liệu đóng gói phải được thực hiện xong trong vòng 7 ngày kể từ khi nhập về (một tuần).
Quy trình kiểm tra phụ liệu như sau:
- QC kiểm phụ liệu phải kiểm tra xác nhận thông tin trên nhãn (nhãn hiệu/logo,
hướng dẫn bảo quản, ...) so với bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu đã được phê duyệt trước khi chuyển giao cho bộ phận sản xuất.
- Đối với phụ liệu đếm được: kiểm tất cả phụ liệu kiểm theo tiêu chuẩn AQL 0.4
Level II cho mỗi lần nhận hàng.
- Kiểm tra các loại nhãn: Kiểm tra số lượng, màu sắc, kích thước, chất liệu và
thông tin trên nhãn đối chiếu với tài liệu của khách hàng.
- Đối với phụ liệu không đếm được (dây ren, dây thun, dây viền, …) sẽ phải kiểm
ít nhất 10% cho mỗi lần nhận hàng. Nếu như tỉ lệ lỗi (chiều dài lỗi/ chiều dài được kiểm tra) trên 1%, thì kết quả kiểm tra là không đạt.
- Đối với chỉ: Kiểm tra màu sắc, số lượng, độ căng, độ bền màu của chỉ, chi số
chỉ kiểm tra với tài liệu khách hàng và nguyên liệu.
- Đối với thùng: Kiểm tra về chất lượng, kích cỡ, trọng lượng, thơng tin trên
thùng và độ dày của thùng để bảo vệ hàng hóa
- Đối với bao: kiểm tra về chất lượng, kích cỡ, các thông tin trên bao, độ dày của
bao và đảm bảo bao được in rõ ràng và chính xác.
- Từng lơ ngun phụ liệu đóng gói phải được kiểm tra dưới nguồn sáng theo yêu
cầu của khách hàng bởi nhân viên kiểm tra từ bên thứ 3 hoặc kiểm tra nội bộ.
- Phụ liệu có chứa thành phần kim loại phải được kiểm 100% qua máy rà kim để
đảm bảo không bị nhiễm kim loại dựa vào yêu cầu an toàn của Mỹ và khách hàng. Nếu kiểm tra không đạt, phải kiểm tra 100% số lượng phụ liệu.
Nếu hàng hóa sau khi kiểm
Đạt: tiếp tục kiểm soát và chuaarb bị cấp phát cho khu vực cắt ( ghi chép
báo cáo).
Không đạt: tiến hành theo các bước trong quy trình kiểm tra ngun phụ
liệu khơng phù hợp, báo cáo khắc phục và lưu kho tồn (ghi chép báo cáo).
Bước 4: Cân đối nguyên phụ liệu
Khi nhận định mức của khách hàng từ nhân viên giác sơ đồ, NPL nhận trực tiếp về xí nghiệp. Bộ phận Sale sẽ tiến hành cân đối NPL xem khi nào đồng bộ để phục vụ cho sản xuất mã hàng.
Cán bộ mặt hàng có trách nhiệm ghi chú rõ những NPL còn thiếu và liên lạc với Tổng công ty hoặc khách hàng bổ sung để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bảng 2.3: Bảng cân đối nguyên phụ liệu
Khách hàng: KOHL’S WOVEN
Loại : SHORTS HIGH RISE SMOCKED SHORT
Mã hàng : WG12X021 Mùa: 2021 SUM Số lượng : 14,652 PCS
Số lượng
đặt hàng
Chi
phí Loại Màu vải
Số lượng Nhu cầu Số lượng đặt mua Đơn vị Vải chính 7260 7260 tencel twill(tencel (a-100) 100 twill) Dull black 7260 6057 6057 yard Phụ liệu Nhãn chính 79518011E J 0 15130 15130 pcs
Bước 5: Cấp phát nguyên phụ liệu
Cấp phát nguyên phụ liệu cho khâu cắt và khâu may theo đúng mã hàng và đúng số lượng quy định. Khi cấp phát phải có chứng từ, chữ ký của người giao nhận rõ ràng.
Bước 6: Hoạch toán nguyên phụ liệu
Sau khi sản xuất nhân viên sẽ tính tốn sự chênh lệch giữa ngun phụ liệu trước và sau khi sản xuất để tiện cho việc chấp hành thuế hải quan.
2.3.2.2. Chuẩn bị về thiết kế
Công đoạn này cũng không kém phần quan trọng quá trình sản xuất mã hàng. Tất cả cơng việc trong khâu này địi hỏi phải thực hiện một cách tỉ mỉ, chính xác để khơng có bất kì sai sót nào cho những khâu sau. Theo lí thuyết, q trình được thực hiện theo sơ đồ sau:
Bước 1: Nghiên cứu mẫu
Sau khi nhận mẫu từ khách hàng nhân viên tại phịng mẫu, phịng quản lí chất lượng cũng như quản lý đơn hàng tiến hành các yêu cầu cần thiết:
Nghiên cứu trên mẫu gốc của khách hàng
(Mẫu do bộ phận Sale chụp)
Mã hàng
Nghiên cứu mẫu
Rập Mẫu gốc Tài liệu
May mẫu Giác sơ đồ Nhảy size Cắt mẫu cứng Khách hàng Kiểm tra
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình chuẩn bị về thiết kế