Về môi trường kinh tế: Bên cạnh nội tại của nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế
toàn cầu bùng nổ đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam
Bắt đầu từ q 3-2008 một sự cộng hưởng ngồi ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu đã xuất hiện. Giá nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá giảm liên tục. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu giảm, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập
khẩu (về tín dụng, khả năng thanh tốn, sức mua). Nhiều doanh nghiệp đã phải giảm công suất, giảm lương,.. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động và sụt giảm, tín dụng bị thu hẹp, tiến trình cổ phần hóa chậm lại. Doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với những bất trắc và rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khơng cịn hoạt động vì khơng đủ sức vượt qua gánh nặng quá sức về tín dụng, lãi suất, giá cả, biến động thị trường.
Năm 2009 và 2010, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam năm 2009-2010 bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu vướng vào cuộc khủng hoảng nợ công, năm 2011, Việt Nam cũng bị hãng Standard & Poors (S&P) hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cùng với việc hạ bậc tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, S&P cũng đã đánh tụt hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng lớn trong nước là BIDV, Techcombank và Vietcombank xuống BB-. Hãng này cũng đã hạ bậc tín nhiệm của doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai xuống mức xuống B- và đặt triển vọng tín dụng của doanh nghiệp này vào diện tiêu cực. Năm 2011 là một năm đầy thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Ước tính, khoảng 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá sản. Hàng trăm vụ vỡ nợ tín dụng đen ở nhiều địa phương đã khiến khơng ít người lao đao. Không quá ngạc nhiên khi những cá nhân hoặc tổ chức mắc nợ thường gắn với lĩnh vực bất động sản, ngân hàng và chứng khốn. Tín dụng đen được cho là gắn với sự tăng trưởng quá nóng của bất động sản cùng với nguồn tiền tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng và sự quá sức chịu đựng của chứng khốn. Hơn nữa là mối liên hệ giữa tín dụng đen và các kênh huy động vốn chính thống. Hiệu ứng domino này được dự báo sẽ còn tiếp tục chừng nào thị trường bất động sản cịn đóng băng và nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng chưa được thơng thống.
Với bối cảnh phức tạp của cả kinh tế thế giới và trong nước, đã có hai luồng ý kiến trái ngược nhau khi đánh giá về thực trạng và triển vọng kinh tế 2012. Điều này cho thấy tính chất khó khăn, phức tạp và khó dự báo của kinh tế Việt Nam trong năm nay. Những gì diễn ra trong ba phần tư chặng đường của năm cho thấy kinh tế Việt Nam thực sự khó khăn, sa sút và đến mức đáng quan ngại. Sa sút không chỉ thể hiện ở tăng trưởng GDP giảm, doanh nghiệp phá sản tăng. Yếu kém còn thể hiện rõ nét ở xu hướng gia tăng xu hướng các vụ việc, rủi ro hệ thống tăng lên, các loại tin đồn có tác động tiêu cực, làm suy giảm lòng tin thị trường vốn đã suy yếu sau mấy năm liền nền kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó là con số nợ xấu 202.000 tỷ đồng cùng với hàng tồn kho, tập trung nhiều là bất động sản. Kinh tế Việt Nam 2012 dự đoán vẫn bất ổn và đang xấu đi.
Nền kinh tế bất ổn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và nhiều rủi ro phát sinh từ đây.
Về môi trường pháp lý:
Sau hai năm kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007), môi trường pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng thể thì mơi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều chỉnh. Song, theo yêu cầu thượng tôn pháp luật của WTO, môi trường pháp lý của Việt Nam cịn có nhiều vấn đề phải bàn, trong đó, nổi cộm hơn cả là chúng ta vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp.
Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2009 khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92 về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, giảm một bậc so với xếp hạng năm 2008. Nguyên nhân của việc tụt giảm này không thể loại trừ việc thiếu một môi trường pháp lý minh bạch.
Năm 2012, Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh. Ngày 23/10 Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo Môi trường Kinh doanh 2013 theo đó đã có một số cải tiến về thể chế, nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn bị hạ một bậc xuống đứng vị trí 99 trên tổng số 183 nước được xếp hạng. Đây là thứ hạng thấp nhất của Việt Nam kể từ năm 2006.
Trong lĩnh vực ngân hàng, các văn bản pháp lý cũng có những biến chuyển nhưng vẫn còn thiếu và nhiều điểm bất cập. Chẳng hạn, các phương thức thanh toán quốc tế hiện chịu sự chi phối của các văn bản pháp lý quốc tế như UCP, URC, …trong khi văn bản trong nước thì rất chung chung, khơng có một văn bản luật cụ thể. Về lĩnh vực mới như bao thanh tốn cũng có bất cập, trong khi quy chế bao thanh toán của Ngân hàng nhà nước ban hành năm 2004 quy định hai (02) hình thức bao thanh tốn là bao thanh tốn có truy địi và bao thanh tốn khơng truy địi thì luật các tổ chức tín dụng 2011 chỉ quy định có một trường hợp là bao thanh tốn có truy địi.