Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của laođộng trong DN

Một phần của tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 32 - 33)

1.1. Một số khái niệm:

-Lao động: Trong các hoạt động sản xuất vật chất, lao động là một trong ba yếu tố chủ yếu hợp thành quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, bằng việc sử dụng công cụ kỹ thuật con người tác động lên đối tượng lao động nhằm biến chúng thành những của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình.

-Sức lao động: Là biểu hiện về tài lực, trí lực và sức lực của lao động. Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải phân bổ và sử dụng đầy đủ, hợp lý sức lao động để khơng ngừng tăng năng suất lao động, đó cũng chính là yếu tố quyết định việc tăng hiệu quả sử dụng lao động và sức lao động.

-Nguồn nhân lực: Là một bộ phận của nguồn dân số, bao gồm những người trong độ tuổi quy định có khả năng lao động, có nhu cầu hoặc có thể chưa có nhu cầu làm việc.

Nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng nhất của nguồn lực hữu hình (nhân lực, trí lực, vật lực). Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, phản ánh toàn bộ khả năng về số lượng, chất lượng con người có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển của một xã hội nói chung, và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.

-Nguồn lao động: là một bộ phận của nguồn nhân lực, bao gồm những người trong độ tuổi lao động quy định có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm. Nguồn lao động là chỉ tiêu biểu hiện cung về lao động trên thị trường lao động, bao cả những người đang làm việc và khơng có việc.

1.2. Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp.

Lao động có vai trị hết sức to lớn trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, là yếu tố giữ vai trị quyết định trong q trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất. Dù khoa học, công nghệ hiện đại đến mức độ nào đi nữa thì sự kết tinh của lao động vẫn là yếu tố cơ bản cấu thành giá trị sản phẩm xã hội. Thông kê lao động sẽ cung cấp những tài liệu chính xác để doanh nghiệp đánh giá đúng đắn nguồn lao động nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và 2050 đưa nước ta cơ bản thành một nước cơng nghiệp thì thống kê sử dụng lao động và xác định đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực có ý nghĩa to lớn đối với các thành phần kinh tế, các chủ doanh nghiệp trong quá trình tổ chức, kinh doanh, phát triển sản xuất trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy nhanh q trình phân cơng lao động xã hội nhằm giảm bớt lao động trong nông nghiệp để tăng cường cho các ngành sản xuất khác. Mặt khác thống kê lao động trong doanh nghiệp còn là cơ sở để Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất và kinh doanh, mà trong đó nguồn nhân lực là quan trọng nhất.

1.3. Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến động về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu thống kê. Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt số lượng và chất lượng lao động

Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)