2. Thống kê số lượng laođộng của doanh nghiệp
2.1. Phân loại laođộng trong đơn vị
Số lượng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phân loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau:
2.1.1. Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương: chia ra 2 loại
- Lao động trong danh sách: Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm những người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được
ghi vào sổ lao động của doanh nghiệp. Đây là bộ phận laođộng chủ chủ quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của thống kê lao động.
- Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý
sử dụng và trả lương của doanh nghiệp, như: thực tập sinh, thợ học nghề, lao động gia đình, gia cơng cho doanh nghiệp …
2.1.2. Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng: chia ra 2 loại
- Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm những người được tuyển dụng chính thức và làm những cơng việc lâu dài thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn hạn để thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ.
2.1.3.Căn cứ vào phạm vi hoạt động: chia ra 2 loại
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lượng lao động tham gia vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như trong cơng nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những người làm việc trong các lĩnh vực sản xuất khác.Ví dụ như trong doanh nghiệp cơng nghiệp những người làm ở các bộ phận như sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ. . .
2.1.4. Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất
Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được phân thành các loại sau:
Trực tiếp sản xuất: là công nhân và học nghề
-Công nhân: Là những người trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm.
-Học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề và lao động của họ cũng trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Gián tiếp sản xuất: Là những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cụ
thể gồm:
-Nhân viên kỹ thuật: Là những người tổ chức, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất và được trả lương theo thang lương kỹ thuật.
-Nhân viên quản lý kinh tế: Là những cán bộ, những người lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất kinh doanh hoặc làm công tác nghiệp vụ chun mơn thống kê, kế tố, lao động tiền luơng, trị trường …
-Nhân viên quản lý hành chính: Là những người làm cơng tác tổ chức – hành chính, quản trị, văn thư, tạp vụ bảo vệ, lái xe …
2.1.5 Căn cứ vào mối quan hệ đối với quá trình sản xuất
-Lao động quản lý sản xuất kinh doanh. -Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. -Lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngồi ra, người ta cịn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, . . .
Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho việc đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau.
Trong thực tế phân loại lao động, thống kê thường kết hợp các tiêu thức phân loại trên, đồng thời tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng thêm các tiêu thức khác như: giới tính, bậc lương, bậc thợ, tuổi, ngành nghề … Tù đó tính chỉ tiêu tỷ trọng từng loại lao động của doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và trình độ kỹ thuật sản xuất cũng như quản lý sản xuất kinh doanh sẽ có tác dụng tăng năng suất lao động, nâng cáo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí lao động.
2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
2.2.1. Chỉ tiêu số lượng lao động hiện có
Số lượng lao động thời điểm: Là số lượng lao động của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm nhất định (đầu tháng, đầu quí, đầu năm). Thống kê thường xác định lao động hiện có trong danh sách và số lao động hiện có mặt tại doanh nghiệp. Để đánh giá số lượng lao động trong một thời kỳ nhất định, thống kê thường sử dụng chỉ tiêu số lượng lao động bình quân (thực chất là thời gian hao phí lao động).
Số lượng lao động hiện có cuối kỳ báo cáo được xác định theo công thức:
Số lượng lao động hiện có cuối kỳ = Số lượng lao động có đầu kỳ + Số lượng lao động tăng trong kỳ - Số lượng lao động giảm trong kỳ
2.2.2. Chỉ tiêu số lượng lao động bình quân trong kỳ
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng bình quân trong một thời kỳ nhất định.
2.2.2.1. Nếu theo dõi thống kê số lượng lao động từng ngày:
Số lượng lao động bình qn được xác định theo cơng thức:
Trong đó:
- T : số lượng lao động bình qn trong kỳ (tháng, quý hoặc năm) - Ti: số lượng lao động có từng ngày trong kỳ (tháng, quý hoặc năm) - n: số ngày theo lịch trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
Chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động bình quân hàng ngày của doanh nghiệp trong một tháng (quý hoặc năm).
Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu lao động này thì số lao động hiện có của các ngày lễ, ngày chủ nhật qui ước lấy số lao độ ng hiện có của ngày trước ngày lễ, ngày chủ nhật.Ví dụ như số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp ngày th ứ bảy là: 500 người thì đó cũng chính là số lượng lao động của ngày chủ nhật tại doanh nghiệp.
2.2.2.2.Trường hợp không thể thống kê số lượng lao động cụ thể từng ngày:
Chỉ thống kê được số lượng lao động trong danh sách có ở từng khoảng thời gian (có thể từ 5 - 7 ngày), số lượng lao động bình qn tính theo cơng thức:
Số lao động bình qn trong danh sách =
Tổng số ngày-người lao động kỳ nhiên cứu Tổng số ngày theo lịch kỳ nghiên cứu hay
T = ∑Ti x ti ∑ti
Ti: Số lao động thường xuyên hàng ngày của khoảng thời gian ti
ti: Độ dài (biểu thị bằng ngày) của khoảng cách thời gian i.
Ví dụ: Trong tháng 01 năm 200x doanh nghiệp x có tình hình biến động lao động nhu sau:
Ngày 01/01 có 200 người, ngày 20/01 doanh nghiệp tuyển thêm 20 người, đến ngày 26/01 cho nghỉ chế độ 10 người và từ đó đến hết tháng khơng có gì biến động nữa. Tính số lao động của doanh nghiệp bình qn tháng 01/200x
Ta tính như sau:
Từ ngày 01/01 đến 19/01 là 19 ngày mỗi ngày có 200 người lao động Từ ngày 20/01 đến 25/01 là 06 ngày mỗi ngày có 220 người lao động
Từ ngày 26/01 đến 31/01 là 06 ngày mỗi ngày có 210 người lao động Số ngày theo lịch của tháng 01 là 31 ngày.
Số lao động bình quân của DN X tháng 01/200x = (200x19) + (220x6) + (210x6) = 206 lao động 31
Khi các thời gian ti bằng nhau thì số lao động bình qn sẽ tính theo cơng thức bình quân theo thứ tự thời gian như sau:
T =
T1
+ T2 + …+ Tn-1 + Tn
2 2
n-1
Khi chỉ có tài liệu số lao động ở đầu kỳ và cuối kỳ thì số lao động bình qn được tính theo cơng thức:
Trong đó: Tđk : số lao động đầu kỳ Tck : số lao động cuối kỳ
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp hoạt động không đủ ngày theo lịch trong kỳ, số
lượng cơng nhân thường xun bình qn được xác định bằng cách đem số ngày
cơng của những ngày doanh nhgiệp có hoạt động trong kỳ chia cho số ngày theo lịch trong kỳ.
+ Đối với cơng nhân tạm thời (ngồi danh sách): Phương pháp tính theo năng suất lao động bình quân: Số lao động ngồi
danh sách bình quân =
Khối lượng cơng việc hồn thành Năng suất lao động bình qn tháng
hay
Q: Khối lượng sản phẩm (công viêc)
do công nhân tạm thời hoàn thành trong kỳ.
T = Tđk + Tck
2
T = Q
Wng b/q : Mức năng suất lao động bình quân ngày một công nhân thường xuyên sản xuất sản phẩm (hoặc làm công việc) cùng loại.
Tcđ : Số ngày chế độ trong kỳ.
Phương pháp tính theo tiền lương bình qn: Số lao động ngồi
danh sách bình qn =
Tổng thù lao tháng theo lao động Tiền lương bình quân tháng hay
F: Tổng tiền thù lao tháng theo lao động cơng nhân tạm thời hồn thành trong kỳ.
Xng b/q : Mức tiền lương bình qn ngày một cơng nhân thường xuyên sản xuất sản phẩm (hoặc làm công việc) cùng loại.
Tcđ : Số ngày chế độ trong kỳ.
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình lao động của doanh nghiệp Y tháng 04 năm 200x như sau:
Bộ phận công nhân viên thường xuyên: từ ngày 1 đến ngày 5 mỗi ngày có 500 người, đến ngày 6 doanh nghiệp tuyển dụng thêm 20 người, ngày 21 doanh nghiệp điều chuyển đi 5 người.
Bộ phận công nhân tạm thời: Giá trị sản phẩm do cơng nhân tạm thời hồn thành trong tháng là 16.500.000 đồng. Biết rằng, một công nhân thường xuyên trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này mỗi ngày bình quân làm được số sản phẩm trị giá là 30.000 đồng.
Căn cứ vào tài liệu trên ta có: -Số lượng cơng nhân viên:
(500x5) + (520x15) + (515x10)
= 515 (người) 30
-Số lương cơng nhân viên tạm thời bình quân tháng 16.500.000 = 25 (người)
T = F
30.000 x 22
Số lượng cơng nhân viên trong danh sách bình qn tháng bằng số lượng cơng nhân viên thương xun bình quân tháng cộng với số lượng cơng nhân viên tạm thời bình qn tháng.
T = 515 + 25 = 540 (người)
2.3. Thống kê biến động số lượng lao động
Thống kê nghiên cứu biến động số lượng lao động, thực chất là nghiên cứu tình hình tăng giảm lao động. Nội dung nghiên cứu có thể được tiến hành đối với tổng số lao động hoặc chỉ tiến hành đối với bộ phận lao động trực tiếp.
Thống kê có nhiệm vụ theo dõi số lượng lao động tăng giảm theo các nguyên nhân từ đó tính các chỉ tiêu phản ánh biến động lao động trong kỳ.
Hệ số tăng lao động =
Số lao động tăng trong kỳ Số lao động bình quân
Hệ số giảm lao động =
Số lao động giảm trong kỳ Số lao động bình quân Tốc độ tăng lao động trong kỳ = Số lao động cuối kỳ - 1 Số lao động đầu kỳ Tốc độ tăng lao động qua hai kỳ = Số lao động bình quân kỳ nghiên cứu - 1 Số lao động bình quân kỳ gốc Tỷ lệ giảm lao động do thải hồi, tự ý bỏ việc =
Số lao động do thải hồi, tự ý bỏ việc trong kỳ
Tỷ lệ lao động khơng có nhu
cầu sử dụng =
Số lao động dơi ra khơng có nhu cầu sử dụng cuối kỳ
Số lao động cuối kỳ -Cân đối lao động:
Trên cơ sở thống kê biến động lao động và căn cứ vào việc phân loại lao động trong doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể, cần xác định lại số lao động cuối kỳ.
Số lao động có
dầu kỳ +
Số lao động
tăng trong kỳ - giảm trong kỳ =Số lao động
Số lao động có
cuối kỳ
Khi thống kê cần xem xét nguyên nhân lao động tăng giảm trong kỳ. Căn cứ số liệu thống kê cần tính tỷ lệ tăng (giảm) lao động trong kỳ.
Tỷ lệ tăng (giảm)
lao động =
Số lao động tăng (giảm) trong kỳ
x 100 Tổng số lao động bình
quân trong kỳ
2.4. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động.2.4.1 Các loại quỹ thời gian lao động. 2.4.1 Các loại quỹ thời gian lao động.
Thời gian lao động biểu hiện chi phí lao động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn vị đo thời gian lao động được dùng trong thống kê tình hình sử dụng lao động có thể tính theo giờ - người (một giờ mà một người lao động làm việc), ngày - người (một ngày mà một người lao động làm việc), hoặc dựa trên số lao động bình quân tháng, bình quân năm …
Hiện nay việc đo lường thời gian lao động phổ biến là ngày công và giờ công.
-Ngày công biểu thị thời gian lao động của một lao động trong một ngày. -Giờ công biểu thị thời gian lao động của một lao động trong một giờ. Tương ứng với hai loại đơn vị đó, chỉ tiêu thống kê sử dụng thời gian lao động cũng chia thành 2 nhóm là thời gian lao động tính theo ngày cơng và thời gian lao động tính theo giờ cơng.
2.4.1.1 Quỹ thời gian lao động theo ngày:
-Tổng số ngày - người theo lịch trong kỳ: là tồn bộ số ngày cơng tính
theo ngày dương lịch mà các đơn vị, doanh nghiệp có thể sử dụng lao động trong kỳ khơng kể lao động có mặt hay vắng mặt.
Chỉ tiêu này được thống kê xác định như sau:
+ Cộng dồn số lao động trong danh sách hàng ngày kỳ thực hiện (báo cáo), ngày lễ và ngày nghỉ (chủ nhật, thứ bảy) tính theo số liệu của ngày kề trước.
+ Hoặc xác định bằng số lao động trong danh sách bình quân nhân với ngày theo lịch trong kỳ.
-Tổng số ngày - người theo chế độ: Là tổng số ngày - người của toàn bộ
số lao động các loại của doanh nghiệp phải làm việc theo chế độ lao động mà Nhà nước quy định.
Số ngày làm việc Số ngày Thứ bảy theo quy định = theo - chủ nhật trong lịch lịch và ngày lễ
Tổng số Tổng số Tổng số ngày nghỉ ngày công = ngày công - thứ bảy, chủ nhất chế độ theo lịch và ngày lễ
Hoặc bằng số lao động bình quân trong danh sách nhân với số ngày làm việc theo chế độ quy định cho mỗi lao động.
-Tổng số ngày- người có thể sử dụng cao nhất trong kỳ: là tổng số ngày
công đơn vị, doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa vào q trình hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với luật lao động.
Chỉ tiêu này được thống kê xác định như sau:
Tổng số ngày công Tổng số Tổng số chế độ có thể = ngày công - ngày nghỉ phép sử dụng cao nhất chế độ chế độ
+ Tổng số ngày - người làm việc thực tế trong chế độ: phản ánh thời gian làm việc thực tế của người lao động trong những ngày làm việc theo quy định của Nhà nước.
+ Tổng số ngày - người có mặt: Là tổng số ngày mà người lao động có mặt nơi làm việc, khơng kể có làm việc hay khơng, được tính dựa vào bảng chấm cơng.
+ Tổng số ngày - người vắng mặt: Là tổng số ngày mà người lao động vắng không đến làm việc do nhiều ngun nhân chính đáng hay khơng chính đáng.
+ Tổng số ngày - người ngừng làm việc: Là tổng số ngày người mà người lao động có mặt nhưng thực tế khơng làm việc (hoặc khơng đủ ngày) vì ngun nhân nào đó.
+ Tổng số ngày - người làm thêm: là những ngày mà người lao động làm thêm ngoài chế độ theo yêu cầu của doanh nghiệp (nghỉ lễ, thứ bảy, chủ nhật).
+ Tổng số ngày - người làm việc thực tế trong kỳ: là tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ và số ngày người làm thêm. Chỉ tiêu này phản ánh tồn bộ thời gian hao phí lao động theo ngày người được sử dụng vào quá trình sản xuất, là cơ sở tính năng suất lao động, tiền lương …
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ngày công được thể hiện qua sơ đồ Số ngày - người theo lịch
Số ngày người nghỉ lễ,
thứ 7 và chủ nhật Số ngày người theo chế độ Số ngày người có thể sử dụng cao
nhất nghỉ phép nămSố ngày người Số ngày người có mặt người vắngSố ngày
mặt Số ngày người làm thêm Số ng-ng LVTT trong chế độ Số ng-ng ngừng làm việc Số ngày người làm việc thực tế
trong kỳ
2.4.1.2. Quỹ thời gian lao động theo giờ:
+ Tổng số giờ - người trong chế độ: là quỹ giờ người mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào việc sản xuất, được tính bằng cách lấy số ngày người làm việc thực tế nhân với số giờ làm việc trong một ngày do nhà nước quy định (thường là 8 giờ).
Tổng số Số ngày công Giờ công chế giờ công = làm việc thực x độ một ngày chế độ tế hoàn toàn (8 giờ)