NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 39 - 44)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện đăng ký, cấp giấy nói chung và cấp đổi nói riêng giấy CNQSDĐ, QSHNƠ & TSKGLVĐ trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: 9 xã và thị trấn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai,

bao gồm: Phú Bình, Phú Lâm, Phú Sơn, Phú Trung, thị trấn Tân Phú, Núi Tượng, Tà Lài, Phú Lập, Phú Thịnh, Phú Lộc.

- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ 2016 – 2019.

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong công

tác đăng ký cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Tân Phú cho hộ gia đình, cá nhân.

2.3. Nội dung nghiên cứu

1) Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại huyện Tân Phú

2) Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại 9 xã và thị trấn sau đo đạc địa chính huyện Tân Phú

3) Khảo sát ý kiến của người dân về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại huyện Tân Phú

4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại huyện Tân Phú.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước, số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Bảng 2.1. Thu thập số liệu thứ cấp và nguồn thu thập

STT Tên tài liệu Cơ quan cung cấp

1 Số liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Tân Phú

Chi cục Thống Kê huyện Tân Phú 2 Số liệu về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

Phòng Kinh tế huyện Tân Phú

3 Số liệu về đo đạc địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Tân Phú

4

- Các số liệu, tài liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất, phương án QHSDĐ.

- Bản đồ vị trí huyện Tân Phú, bản đồ hiện trạng và bản đồ điều chỉnh QHSDĐ

- Số liệu biến động đất đai trên địa bàn huyện Tân Phú

Phịng Tài Ngun và Mơi Trường huyện Tân Phú

2.4.1.2. Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp a. Xác định mẫu điều tra

Nghiên cứu tiến hành điều tra ý kiến phản hồi người dân tham gia và đã được trao Giấy chứng nhận tại địa bàn nghiên cứu. Xác định cỡ mẫu sử dụng theo công thức xác định cỡ mẫu đơn giản của Yamane (1967):

N n =

(1+N*e2) với n: Số mẫu cần lấy

N: Số hộ dân đã được trao Giấy chứng nhận e: Sai số của độ tin cậy mong muốn

Trên địa bàn 9 xã và thị trấn huyện Tân Phú từ sau nghiệm thu đo đạc địa chính đến năm 2019 có 2.008 Giấy chứng nhận được trao. Để có kết quả khảo sát đạt độ tin cậy là 90% thì số phiếu cần thu thập tối thiểu là:

2.008

n = = 96 phiếu 1 + 2.008 * (0,1)2

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu điều tra 100 hộ gia đình đã được trao Giấy chứng nhận trên địa bàn 9 xã và thị trấn huyện Tân Phú. Số lượng phiếu điều tra mỗi xã dựa theo tỷ lệ số Giấy chứng nhận đã được trao trên địa phương đấy.

Bảng 2.2. Số lượng phiếu điều tra theo xã, thị trấn

STT Tên xã Số lượng giấy đã trao Số lượng phiếu điều tra

1 Phú Bình 139 7 2 Phú Lâm 81 4 3 Phú Sơn 357 18 4 Phú Trung 253 13 5 Thị trấn Tân Phú 44 2 6 Núi Tượng 106 5 7 Tà Lài 152 8 8 Phú Lập 232 12 9 Phú Thịnh 554 27 10 Phú Lộc 90 4 Tổng cộng 2.008 100

Để thực hiện phỏng vấn, tác giả được sự hỗ trợ từ cán bộ địa chính các xã trực tiếp liên hệ người dân đã được trao Giấy chứng nhận.

b. Nội dung điều tra phỏng vấn

Trên cơ sở các tiêu chí đặt ra phục vụ cho mục đích của đề tài, xây dựng bảng hỏi điều tra, phỏng vấn các hộ dân trực tiếp tham gia vào công tác đăng ký cấp giấy tại địa phương, nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề:

+ Mức độ hài lòng về dịch vụ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Thủ tục hành chính đăng ký, cấp giấy chứng nhận

+ Thái độ, hành vi của công chức giải quyết công việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận

c. Xử lý số liệu

Các thông tin thứ cấp, sơ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý dựa trên các tiêu chí phân nhóm. Phần mềm Excel được sử dụng để tổng hợp và xử lý, phân tích số liệu thu thập được.

2.4.2. Phương pháp kế thừa

Đề tài sử dụng và kế thừa các tài liệu đã có bao gồm: tài liệu trong nước và các tài liệu nước ngồi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, khảo cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, cơng trình, đề tài khoa học có liên quan. Dựa trên những thơng tin, tư liệu sẵn có để xây dựng và phát triển thành dữ liệu cho luận văn.

Phần cơ sở lý luận được viết dựa trên sự kế thừa của các nghiên cứu trước đó, chỉ chọn lọc các kết quả có liên quan đến nội dung luận văn như: Quản lý nhà nước về đất đai, hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Để hiểu rõ về những chính sách về đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đề tài tham khảo những ý kiến của các cán bộ làm lâu năm và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tham vấn ý kiến xác định những thuận lợi, khó khăn trong việc

thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, những đề xuất góp phần hồn thiện cơng tác quản lý.

2.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong nghiên cứu, đặc biệt sử dụng nhiều cho việc so sánh số liệu biến động số lượng đăng ký, cấp giấy qua các mốc thời gian, địa phương; so sánh những thay đổi của chính sách về đăng ký, cấp giấy khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, từ đó tìm ra các vướng mắc. Trên cơ sở các kết quả so sánh, đề tài tìm ra giải pháp thích hợp nhất nhằm góp phần hồn thiện công tác đăng ký, cấp giấy trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 39 - 44)