Bản đồ điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 59 - 63)

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2010 - 2015) của huyện Tân Phú đã được thực hiện và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 18/03/2013. Việc quản lý và sử dụng đất được tiến hành trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã lập. Năm 2014, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện tiến hành điều chỉnh một

số nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4263/QĐ- UBND ngày 31/12/2014.

3.2.2.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong giai đoạn 2011-2015, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Phú đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đúng quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.…

3.2.2.4. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 50 hộ phải giải quyết chỗ ở do bị thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì trên địa bàn huyện có 1 khu tái định cư được quy hoạch để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất với tổng diện tích 10 ha được phân thành 352 lơ, trong đó đã bố trí sử dụng 59 lơ, cịn lại 293 lơ sẽ được bố trí trong thời gian tới.

3.2.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Năm 2015 huyện Tân Phú đã thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính cho các xã: Phú Sơn, Phú Trung, Phú Thịnh, Phú Lập, Phú Lâm, Phú Bình, Phú Lộc, Núi Tượng, Tà Lài và thị trấn Tân Phú. Hiện đang tiến hành đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính theo Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT và Thông tư 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.2.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê đất đai hàng năm được duy trì, hàng năm công tác thống kê đất đai được tiến hành cả cấp huyện và cấp xã.

Công tác thống kê đất đai qua các năm huyện Tân Phú được lập ở dạng số, các chỉ tiêu thống kê được xây dựng theo quy định tại Điều 34 của Luật Đất đai năm 2013; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kết quả thống kê đạt mục đích yêu cầu, góp phần phục vụ cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai.

3.2.2.7. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Về cơ sở dữ liệu địa chính: Hiện nay, 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thơng tư 09/2007/TT- BTNMT và được tích hợp vào Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại Trung tâm Công nghệ thơng tin; được kết nối đến Văn phịng Đăng ký Đất đai chi nhánh huyện Tân Phú theo đường truyền MEGAWAN đảm bảo cho công tác khai thác, cung cấp thông tin và thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên vào hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, thống nhất, thuận tiện trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.

3.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Cơng tác quản lý tài chính về đất đai ln được UBND huyện quan tâm và theo dõi sát, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng vừa là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai dựa trên cơ sở bảng giá đất đã được UBND tỉnh Đồng Nai ban hành.

3.2.2.9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt

điểm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.

Phòng Tài nguyên Môi trường thường xuyên kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác quản lý đất công của UBND xã, thị trấn; kiểm tra tình hình sử dụng đất giao cho các dự án và cá nhân trên địa bàn nhằm quản lý và bảo vệ quỹ đất của huyện chặt chẽ.

3.3. Quy trình thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương

3.3.1. Quy trình thực hiện đăng ký đất đai

Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Phú, quy trình thực hiện đăng ký đất đai được thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014. Thời gian thực hiện không quá 30 ngày. Quy trình thực hiện gồm 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ (3 ngày)

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ và cấp Biên nhận cho người nộp hồ sơ, biên nhận phải ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận giải thích, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa hợp lệ thì trong vịng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ phải bằng văn bản, trong thời hạn quy định và chỉ thực hiện không quá 1 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 59 - 63)