Diện tích tự nhiên theo từng đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 48)

TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Toàn huyện 77.595,66 100,00 1 Đắc Lua 41.586,17 53,59 2 Nam Cát Tiên 2.210,07 2,85 3 Núi Tượng 2.326,12 3,00 4 Phú An 5.255,45 6,77 5 Phú Bình 1.599,17 2,06 6 Phú Điền 2.033,06 2,62 7 Phú Lâm 619,62 0,80 8 Phú Lập 1.430,55 1,84 9 Phú Lộc 3.090,50 3,98

TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 10 Phú Sơn 1.450,22 1,87 11 Phú Thanh 2.817,18 3,63 12 Phú Thịnh 2.669,50 3,44 13 Phú Trung 1.541,50 1,99 14 Phú Xuân 2.160,07 2,78 15 Thanh Sơn 1.539,94 1,98 16 Trà Cổ 1.716,81 2,21 17 Tà Lài 2.740,30 3,53 18 TT. Tân Phú 809,43 1,04

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân Phú)

Huyện Tân Phú nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn và môi trường thu hút đầu tư chưa thuận lợi, khả năng phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ chất lượng cao rất khó khăn. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 20 đi qua nối liền Quốc lộ 1A với TP. Đà Lạt và các tỉnh vùng Tây Nguyên nên khá thuận lợi về giao thơng đối ngoại, có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật và thông thương hàng hố.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Tân Phú có dạng địa hình bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn sóng. Độ cao trung bình từ 150 - 300 m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên đến 500 m và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Độ dốc <15o chiếm diện tích đa số, có thể chia thành 04 dạng địa hình gồm:

- Địa hình đồi núi thấp: phân bố rải rác ở phía Bắc, Đơng Bắc và Tây Bắc, độ cao phổ biến từ 200 - 300 m, nơi cao nhất gần 500 m, độ dốc cao (trên 15o) nên hay bị sạt lở, xói mịn, vì thế thích hợp cho việc trồng rừng để bảo vệ đất.

- Địa hình đồi thoải lượn sóng: phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, độ dốc trung bình từ 5 - 15o, thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tân Phú

- Địa hình bằng: có độ dốc trung bình từ 0 - 3o, phân bố tập trung ở lưu vực sông Đồng Nai, sông La Ngà và một số khu vực địa hình bằng cục bộ xen lẫn với các dãy đồi thoải, đất đai thuộc khu vực này có độ phì nhiêu cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng như: cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hàng năm.

- Địa hình trũng: là sản phẩm dốc tụ của địa hình đồi núi, thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên trồng lúa nước và các khu vực nuôi thả cá.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Tân Phú thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ít biến động, ít gió bão, khơng có mùa đơng lạnh, nên rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.

Địa bàn huyện nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao nhưng phân bố khơng đều, hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ trung bình năm 25oC; nhiệt độ trung bình cao nhất 33,4oC (tháng 3); nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,5oC (tháng 1).

Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, trung bình từ 3-5oC do đó có lợi cho việc tích lũy dinh dưỡng của cây trồng.

Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm trung bình năm 79%; độ ẩm trung bình cao nhất 90% (tháng 7); độ ẩm trung bình thấp nhất 75,2% (tháng 3).

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 2.174 mm, lượng mưa tháng 7 là cao nhất 409 mm và lượng mưa tháng 1 là thấp nhất 22,6 mm.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện thường có độ dốc lớn, lịng sơng hẹp, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, trong đó:

- Sơng Đồng Nai: bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam với phần thượng lưu gồm 2 nhánh Đa Nhim và Đa Dung, đoạn chảy vào địa phận tỉnh

Đồng Nai thuộc vùng hạ lưu thì chảy qua địa bàn huyện Tân Phú, bắt đầu từ phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và điểm cuối là phía Tây Bắc giáp với huyện Định Quán, có tổng chiều dài là 68 km.

- Sơng Đạ Hoai: từ phần giáp tỉnh Lâm Đồng chảy qua hai xã Phú An và Nam Cát Tiên đổ ra sông Đồng Nai.

- Sông La Ngà: bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, diện tích lưu vực: 4.100km2, mơ-đun dịng chảy khá (38,4l/s/km2), lưu lượng trung bình: 113 m3/s, lưu lượng kiệt: 3,5-4,0 m3/s. Chiều dài sơng chính là 290 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 23,5 km chảy dọc theo ranh giới phía Đơng Nam qua các xã Phú Bình, Phú Thanh, Phú Điền đến ranh giới huyện Định Quán.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo số liệu tổng hợp trên bản đồ đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 năm 1995 và bản đồ đất huyện Tân Phú tỷ lệ 1/25.000 năm 1998, trên địa bàn huyện có 06 nhóm đất chính. Do các điều kiện hình thành đất khác nhau tạo nên những đặc tính riêng biệt trong mỗi nhóm đất, cũng như khả năng sử dụng đối với mục đích nơng, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 48)