Diễn biến biến đổi khí hậu huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 55)

Hạng mục Đơn vị Mốc thời gian thế kỷ XXI

2020 2030 2040 2050 2100

Nhiệt độ tăng oC 0,5 0,7 1,0 1,3 2,5

Lượng mưa tăng % 0,6 0,9 1,2 1,5 3,0

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam - Bộ TN&MT năm 2012)

Theo kịch bản trên, lượng mưa và nhiệt độ khu vực tỉnh Đồng Nai sẽ ngày càng tăng. Đối với tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Tân Phú nói riêng thì biến đổi khí hậu ít gây tác động rõ nét, do không tiếp giáp với biển.

3.1.4. Nhận xét về sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất đai đai

Trong những năm qua sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là q trình đơ thị hóa đã tác động khơng nhỏ lên quỹ đất của huyện, kéo theo áp lực về đất đai ngày càng lớn thể hiện ở các mặt sau:

Trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị trở thành một tài sản lớn đối với bất cứ ai, nhất là ở khu vực đơ thị và do đó đất đai trở thành đối tượng được quan tâm của mọi người.

Khi phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng hạ tầng giao thơng... dẫn tới một diện tích lớn đất nơng nghiệp của người nông dân bị thu hồi. Người nông dân bị thu hồi đất, đồng nghĩa với việc mất tư liệu sản xuất của họ, việc chuyển đổi nghề nghiệp cho họ cũng như con cái họ lại chưa được quan tâm, thực hiện thỏa đáng, việc đền bù giá trị quyền sử dụng đất chưa theo kịp thị trường, đây là nguyên nhân dẫn đến những khiếu kiện dai dẳng phức tạp, kéo dài, gây khó khăn, hạn chế khi thực hiện cho các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của người dân cũng như khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai.

Việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở hạ tầng (như giao thông, các cơng trình trường học, trạm y tế, các khu vui chơi giải trí…) sẽ cần một quỹ đất tương đối lớn về mặt quy mơ diện tích cũng như cần việc bố trí vị trí sao cho phù hợp.

Vấn đề tăng dân số kéo theo nhu cầu về đất sản xuất và đất ở ngày càng tăng cao, việc giải quyết vấn đề này phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi xã trên địa bàn của huyện.

Các ngành giáo dục, y tế, thể thao, thơng tin văn hóa từng bước phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu của người dân, góp phần thực hiện thành cơng các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật khi thực hiện các quyền liên quan lĩnh vực đất đai.

Để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương một cách lâu dài, bền vững cần xem xét một cách cẩn thận việc khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, theo quy định pháp luật và bảo đảm quy hoạch, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích để tạo mơi trường pháp lý thuận lợi cho

các giao dịch quyền sử dụng đất của người dân, tạo sự hài lòng cho người dân khi đến liên hệ thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình liên quan lĩnh vực đất đai.

3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Tân Phú

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tân Phú

Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện năm 2019 là 77.595,66 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp có 73.039,44 ha, chiếm 94,13% diện tích tự nhiên; đất phi nơng nghiệp có 4.550,40 ha, chiếm 5,86% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng cịn 5,82 ha.

Bảng 3.8. Thống kê diện tích tự nhiên theo mục đích sử dụng đất theo đơn vị hành chính

TT Đơn vị

hành chính Tổng số

Phân theo mục đích sử dụng Đất nơng nghiệp Đất phi nông

nghiệp Đất chưa sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tồn huyện 77.595,66 73.039,44 4.550,40 5,82 1 TT. Tân Phú 809,43 600,49 0,82 208,94 4,59 - - 2 Đắc Lua 41.586,17 40.809,12 55,87 777,05 17,08 - - 3 Nam Cát Tiên 2.210,07 2.028,01 2,78 182,06 4,00 - - 4 Núi Tượng 2.326,12 2.201,04 3,01 123,94 2,72 1,14 19,59 5 Phú An 5.255,45 4.998,76 6,84 256,69 5,64 - - 6 Phú Bình 1.599,17 1.414,17 1,94 185,00 4,07 - - 7 Phú Điền 2.033,06 1.582,06 2,17 448,63 9,86 2,37 40,72 8 Phú Lâm 619,62 488,79 0,67 130,66 2,87 0,17 2,92 9 Phú Lập 1.430,55 1.314,13 1,80 116,42 2,56 - - 10 Phú Lộc 3.090,50 2.936,55 4,02 153,95 3,38 - - 11 Phú Sơn 1.450,22 1.304,54 1,79 145,68 3,20 - - 12 Phú Thanh 2.817,18 2.396,24 3,28 420,94 9,25 - -

TT Đơn vị

hành chính Tổng số

Phân theo mục đích sử dụng Đất nông nghiệp Đất phi nông

nghiệp Đất chưa sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 13 Phú Thịnh 2.669,50 2.467,51 3,38 201,93 4,44 0,06 1,03 14 Phú Trung 1.541,50 1.447,65 1,98 93,85 2,06 - - 15 Phú Xuân 2.160,07 1.973,06 2,70 187,01 4,11 - - 16 Thanh Sơn 1.539,94 1.096,46 1,50 443,48 9,75 - - 17 Trà Cổ 1.716,81 1.552,46 2,13 162,27 3,57 2,08 35,74 18 Tà Lài 2.740,30 2.428,40 3,32 311,90 6,85 - -

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân Phú)

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai huyện Tân Phú

3.2.2.1. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

Từ năm 1997 đến năm 2001, 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có bản đồ địa chính với tổng 662 tờ bản đồ ở các tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 bằng phương pháp tồn đạc kết hợp với cơng nghệ bản đồ số, hệ tọa độ VN-2000 kinh tuyến trục 107045’, múi chiếu 30. Bản đồ địa chính hiện nay đang được khai thác sử dụng có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Cơng tác đo vẽ, trích đo cũng được chú trọng hơn nhằm phục vụ công tác chỉnh lý biến động đất đai tại địa phương.

Tuy nhiên, do tình hình biến động đất đai, bộ hồ sơ địa chính của 09 xã và thị trấn Tân Phú khơng cịn phù hợp với hiện trạng quản lý nên năm 2015 huyện Tân Phú đã thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính cho các xã: Phú Sơn, Phú Trung, Phú Thịnh, Phú Lập, Phú Lâm, Phú Bình, Phú Lộc, Núi Tượng, Tà Lài và thị trấn Tân Phú. Về mã ký hiệu loại đất trên hệ thống bản đồ địa chính của huyện đã được chuyển đổi theo Thông tư số 25/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ bản đồ địa

chính các xã, thị trấn vẫn đang được sử dụng để thực hiện công tác quản lý đất đai tại địa phương.

3.2.2.2. Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được UBND tỉnh và UBND huyện quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hình 3.2. Bản đồ điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 huyện Tân Phú

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu (2010 - 2015) của huyện Tân Phú đã được thực hiện và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 18/03/2013. Việc quản lý và sử dụng đất được tiến hành trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã lập. Năm 2014, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện tiến hành điều chỉnh một

số nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4263/QĐ- UBND ngày 31/12/2014.

3.2.2.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong giai đoạn 2011-2015, Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Tân Phú đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đúng quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.…

3.2.2.4. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 50 hộ phải giải quyết chỗ ở do bị thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì trên địa bàn huyện có 1 khu tái định cư được quy hoạch để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất với tổng diện tích 10 ha được phân thành 352 lơ, trong đó đã bố trí sử dụng 59 lơ, cịn lại 293 lơ sẽ được bố trí trong thời gian tới.

3.2.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Năm 2015 huyện Tân Phú đã thực hiện đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính cho các xã: Phú Sơn, Phú Trung, Phú Thịnh, Phú Lập, Phú Lâm, Phú Bình, Phú Lộc, Núi Tượng, Tà Lài và thị trấn Tân Phú. Hiện đang tiến hành đăng ký cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính theo Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT và Thông tư 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.2.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thống kê đất đai hàng năm được duy trì, hàng năm cơng tác thống kê đất đai được tiến hành cả cấp huyện và cấp xã.

Công tác thống kê đất đai qua các năm huyện Tân Phú được lập ở dạng số, các chỉ tiêu thống kê được xây dựng theo quy định tại Điều 34 của Luật Đất đai năm 2013; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT về thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kết quả thống kê đạt mục đích yêu cầu, góp phần phục vụ cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai.

3.2.2.7. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Về cơ sở dữ liệu địa chính: Hiện nay, 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thơng tư 09/2007/TT- BTNMT và được tích hợp vào Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại Trung tâm Công nghệ thơng tin; được kết nối đến Văn phịng Đăng ký Đất đai chi nhánh huyện Tân Phú theo đường truyền MEGAWAN đảm bảo cho công tác khai thác, cung cấp thông tin và thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên vào hồ sơ địa chính một cách đầy đủ, thống nhất, thuận tiện trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.

3.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Cơng tác quản lý tài chính về đất đai ln được UBND huyện quan tâm và theo dõi sát, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng vừa là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai dựa trên cơ sở bảng giá đất đã được UBND tỉnh Đồng Nai ban hành.

3.2.2.9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt

điểm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai như sử dụng đất khơng đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.

Phịng Tài ngun Mơi trường thường xun kiểm tra cơng tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác quản lý đất công của UBND xã, thị trấn; kiểm tra tình hình sử dụng đất giao cho các dự án và cá nhân trên địa bàn nhằm quản lý và bảo vệ quỹ đất của huyện chặt chẽ.

3.3. Quy trình thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương

3.3.1. Quy trình thực hiện đăng ký đất đai

Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Phú, quy trình thực hiện đăng ký đất đai được thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014. Thời gian thực hiện không quá 30 ngày. Quy trình thực hiện gồm 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ (3 ngày)

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ và cấp Biên nhận cho người nộp hồ sơ, biên nhận phải ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận giải thích, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa hợp lệ thì trong vịng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ phải bằng văn bản, trong thời hạn quy định và chỉ thực hiện không quá 1 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Sơ đồ 3.1. Quy trình đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ Huyện Tân Phú)

Bước 3: Giải quyết hồ sơ (26 ngày)

Tại Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai (khơng q 09 ngày):

+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định (trong vòng 01 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

+ Thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) theo thơng báo của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết, xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký, cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do.

Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai

Ủy Ban Nhân Dân

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai

12 ngày 01 ngày

Tại Ủy ban nhân dẫn cấp xã (không quá 17 ngày, bao gồm thời gian niêm yết):

+ Thơng báo cho Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có) trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính.

+ Xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp quy hoạch, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ.

+ Gửi kết quả niêm yết và hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (trong vòng 01 ngày kể từ ngày kết thúc niêm yết).

Bước 4: Trả kết quả giải quyết (01 ngày)

Người sử dụng đất căn cứ ngày hẹn trong Biên nhận liên hệ nhận kết quả tại Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai.

3.3.2. Quy trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

3.3.2.1 Quy trình cấp Giấy chứng nhận lần đầu tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Huyện Tân Phú

Trên địa bàn huyện Tân Phú hiện nay quy trình cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 55)