Diện tích các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 48 - 50)

TT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất phù sa 1.092 1,41 2 Nhóm đất gley 11.929 15,37 3 Nhóm đất đá bọt 144 0,19 4 Nhóm đất đen 23.878 30,77 5 Nhóm đất xám 27.438 35,36 6 Nhóm đất đỏ 10.434 13,45

- Nhóm đất phù sa: diện tích 1.092 ha, chiếm 1,41% tổng diện tích tự

nhiên tồn huyện. Phân bố tập trung nhiều nhất ở xã Phú Điền, Phú Bình và các xã khác như: xã Nam Cát Tiên, Phú Lập, Phú Thịnh, Thanh Sơn.

- Nhóm đất gley: diện tích 11.929 ha, chiếm 15,37% diện tích tự nhiên tồn huyện. Nhóm đất này phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Bình, Phú Thanh, Phú Điền và một phần ở xã Phú Lập, Phú Thịnh.

- Nhóm đất đá bọt: diện tích 144 ha, chiếm 0,19% tổng diện tích đất tồn huyện; chỉ có một loại duy nhất là đất đá bọt với tầng đất nông. Phân bố chủ yếu trong rừng Quốc gia Cát Tiên, một phần ở xã Phú Lộc.

- Nhóm đất đen: diện tích 23.878 ha, chiếm 30,77% diện tích tự nhiên tồn huyện. Phân bố tập trung ở các xã Tà Lài, Núi Tượng, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Bình, Phú Lộc, thị trấn Tân Phú, Phú Trung, Trà Cổ....

- Nhóm đất xám: diện tích 27.438 ha, chiếm 35,36% diện tích tự nhiên tồn Huyện. Phân bố ở hầu hết các xã, ngoại trừ thị trấn Tân Phú, Phú Bình và Nam Cát Tiên.

- Nhóm đất đỏ: Diện tích 10.434 ha, chiếm 13,45% tổng diện tích tự nhiên tồn Huyện. Phân bố chủ yếu ở khu vực đồi cao thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

Được cung cấp bởi hệ thống sơng chính là sơng Đồng Nai, sông Đạ Hoai và sông La Ngà. Các sơng này có trữ lượng nước khá lớn, có thể khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt với quy mơ lớn và có tiềm năng để phát triển thủy điện. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện cịn có rất nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã; nhưng lượng nước ở những suối này phụ thuộc vào chế độ mưa và thường cạn kiệt vào mùa khô, nên khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế, chủ yếu phục vụ tưới tiêu vào mùa mưa.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của huyện là 46.458,85 ha, trong đó chủ yếu là diện tích thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên và một số diện tích nằm rải rác tại các xã. Đặc biệt, khu vườn Quốc gia Cát Tiên đã được Nhà nước quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đo đạc địa chính tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)