Đánh giá khía cạnh tài chín h các chỉ số cốt yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại củ chi luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

6. Kết cấu luận văn

1.3.2 Đánh giá khía cạnh tài chín h các chỉ số cốt yếu

1.3.2.1 Tổng doanh thu thời kỳ nghiên cứu (Total Revenue Earned)

Tổng doanh thu thời kỳ nghiên cứu cho ta có cái nhìn rất nhanh về tình hình kinh doanh của DN trong thời kỳ đó, thể hiện qua việc biến động tăng hay giảm, xu hướng kém, ổn định hay phát triển.

1.3.2.2 Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động. Cùng với tổng doanh thu, chỉ số lợi nhuận gộp cho ta có cái nhìn nhanh và tổng quan về hoạt động của DN.

1.3.2.3 Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return on Investment – ROI)16

Cụm từ chuyên môn“thu nhập trên vốn đầu tư” liên quan đến một trong những nội dung quan trọng nhất của tài chính DN.

Mỗi đồng đô-la giá trị tài sản phải được ứng với một đồng đô-la nguồn vốn lấy ra từ thị trường tài chính. DN phải trả cho nguồn vốn đầu tư một cái giá tương ứng với lãi suất trên thị trường. Thu nhập chỉ có được khi có thặng dư từ hoạt động kinh doanh do việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả. So sánh giá trị khoản thặng dư này với tổng tài sản hoặc nguồn vốn, ta có được chỉ số thu nhập trên vốn đầu tư.

Thu nhập trên vốn đầu tư được đo bằng hai hệ số ROE và ROA (hay ROTA), đây là hai hệ số quan trọng. Nếu ROA cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động của DN, thì ROE cho biết hiệu quả hoạt động đó được phản ánh như thế nào qua lợi nhuận các chủ sỡ hữu thu được.

15Sđd: Ciaran Walsh (2008),“Key management ratios – Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, người dịch; Trần Thị Thu Hằng”,Nxb Tổng

hợp Tp.Hồ Chí Minh.

16Sđd: Ciaran Walsh (2008),“Key management ratios – Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, người dịch; Trần Thị Thu Hằng”,Nxb Tổng

* Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (hay khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE)

ROE = EAT / OF (%)

Là tỷ lệ phần trăm của thu nhập sau thuế (Earning After Tax – EAT) với nguồn vốn chủ sở hữu (Owners’ Funds – OF). ROE được coi như một trong những hệ số quan trong nhất trong tài chính DN, phản ánh thu nhập tuyệt đối được phân bổ cho các cổ đông. Một tỷ lệ ROE cao là nền tảng tài chính vững chắc cho sự phát triển, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho cty.

Dưới góc độ của một nền kinh tế, ROE cao sẽ thu hút đầu tư, góp phần vào tăng trưởng, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách . . . ROE là một chỉ số quan trọng để đánh giá về một nền kinh tế thị trường hiện đại cũng như đánh giá từng DN trong nền kinh tế. ROE là chỉ số quan trọng nhất thể hiện khả năng tạo giá trị của cty.

* Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) (hay khả năng sinh lời từ tài sản)

ROA = EBIT / TA

Một hệ số thu nhập trên tổng tài sản cao sẽ là một nền tảng cần thiết dẫn đến hệ số thu nhập trên vốn cổ phần cao. Là tỷ lệ giữa EBIT và TA, ROA cho biết tỷ lệ thu nhập sinh ra từ tổng tài sản. Cơng thức tính ROA liên quan đến 3 biến số kinh doanh chính, bao gồm tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng tài sản được sử dụng. ROA không chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản, mà là một thước đo giúp đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện. Cùng với ROE, ROA là một trong sốt ít những chỉ số tài chính quan trọng nhất trong doanh nghiệp.

1.3.2.4Tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận (trước lãi và thuế) / doanh thu

EBIT / Doanh thu (%)

Còn được gọi là “biên lợi nhuận thuần”. Tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận / doanh thu cho biết mức phần trăm lợi nhuận trên doanh thu. Đây

là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Chẳng hạn ta so sánh DN A có doanh thu 10 tỷ, lợi nhuận 500 triệu, thì biên lợi nhuận thuần là 5%, trong khi DN B có doanh thu 9 tỷ và lợi nhuận là 500 triệu, DN B có biên lợi nhuận thuần là 5,56%, hay B đạt hiệu quả cao hơn A về lợi nhuận.

1.3.2.5 Tỷ lệ nợ / tổng tài sản:

Cho biết trong tổng số tài sản mà DN hiện có, bao nhiêu phần trăm là từ nguồn vốn của DN, hoặc vốn cổ phần, và bao nhiêu phần trăm là từ nguồn vốn tín dụng. Vay nợ làm tăng cả lợi nhuận và rủi ro, và công việc của nhà quản lý là phải duy trì một tỷ lệ cân bằng giữa hai nhân tố lợi nhuận và rủi ro. Một tỷ lệ quá cao giữa nợ với tổng tài sản sẽ là dấu hiệu cảnh báo đầy rủi ro về nguồn vốn, về tài sản của DN.

1.3.2.6 thu nhập bình quân / người lao động:

Là tỷ số giữa tổng thu nhập của người lao động với tổng số người lao động trong DN. Tỷ lệ thu nhập bình quân / người lao động thể hiện mức thu nhập bình quân mà người lao động nhận được. Một tỷ lệ thu nhập bình quân / người lao động thấp không thể là lợi thế của DN trong giữ chân và thu hút lao động.

1.3.2.7 Tỷ suất thuế / tổng tài sản:

Là tỷ lệ phần trăm giữa mức thuế đóng góp với tổng tài sản hiện có của DN. Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Khi DN hoạt động có hiệu quả, sử dụng tổng tài sản tạo ra được lợi nhuận cao, DN đóng thuế nhiều thì tỷ suất thuế / tổng tài sản cao. Ngược lại, DN có khối tài sản lớn nhưng hiệu quả sử dụng không cao, không tạo ra được nhiều lợi nhuận, thu nhập thấp, đóng thuế thấp.

1.3.2.8 Khả năng thanh khoản17

Dấu hiệu đầu tiên để đánh giá tình trạng tài chính của một cty là “liệu cty có đủ lượng tiền mặt cần thiết trong tương lai gần để có thể 17Sđd: Ciaran Walsh (2008),“Key management ratios – Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, người dịch; Trần Thị Thu Hằng”,Nxb Tổng

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn hay không?”. Chỉ trừ câu trả lời là “có”, nếu khơng cty đang ở trong tình trạng khó khăn về tài chính ngay cả khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là tốt.

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratios)

CR = TSNH / NNH

Là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratios)

QR = (TSNH – TK) / NNH

Là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho với nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh là các đại lượng thường được dùng để đo tính thanh khoản ngắn hạn. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ phản ánh được giá trị khả năng thanh tốn ở một thời điểm, khơng cho biết được năng lực thanh khoản của DN trong một giai đoạn, một thời kỳ kinh doanh. Dẫu vậy, các chỉ số này hiện vẫn được dùng để đánh giá phần nào khả năng thanh toán của DN. Với CR, chỉ số tiêu chuẩn chung tham khảo cho mọi loại hình DN thường có giá trị lớn hơn 1, và trong một số trường hợp cụ thể vẫn có DN có khả năng thanh khoản tốt với chỉ số nhỏ hơn 1.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại củ chi luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w