Các mô hình tiên tiến

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 112 - 117)

III IV V VI VII V IX X XI

3. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt

4.5.3.2 Các mô hình tiên tiến

Sự phát triển của các mô hình tiên tiến về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam là quá trình thích nghi đáp ứng với sự đổi thay ngày càng tăng của nền kinh tế xã hội định hướng theo thị trường của Việt Nam, trong đó nước, với tư cách là một nguồn tài nguyên có giới hạn, được chấp thuận rộng rãi như là một loại hàng hoá thương mại phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi và cung cấp nước sinh hoạt.

5.4.2.1 Nước cho nông nghiệp:

Quản lý thủy lợi có sự tham gia là một phương pháp hiệu quả cho quản lý tài nguyên nước có sự tham của người dân, bởi vì các cộng đồng hưởng lợi sẽ cùng tham gia với tư cách là người sử dụng nước, người quản lý và bảo vệ nguồn nước, nhất là đối với các hệ thống tưới tiêu quy mô nhỏ. Về mặt thể chế tổ chức, các đánh giá gần đây đã xác định có 3 mô hình quản lý thủy lợi có sự tham gia của cộng đồng, bao gồm:

- Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý: Hiệu quả của mô hình này bước đầu được đánh giá như sau:

+ Cải thiện quyền làm chủ (tính sở hữu) và tinh thần trách nhiệm;

+ Việc lập kế hoạch tưới có sự tham gia một cách cẩn thận và hợp lý dựa trên tập hợp yêu cầu tưới tiêu từ các hộ một cách hiệu quả và thời gian phù hợp;

những người ở cuối nguồn nhận được nhiều nước hơn;

+ Giảm thiểu được mâu thuẫn thường xuyên giữa những người sử dụng nước ở đầu kênh và cuối kênh;

+ Các tuyến kênh được duy tu tốt hơn, chi phí giảm hơn do đội bảo vệ của hợp tác xã trực tiếp đảm nhận; thái độ và mối quan tâm của người dân được cải thiện, nhất là trong việc giám sát kênh mương;

+ Nguồn nước trong kênh luôn luôn được giữ sạch vì xã viên của hợp tác xã tham gia thu gom rác trong kênh;

+ Hệ thống thu phí sử dụng nước được cải thiện đáng kể, có thể thu được 100% phí thuỷ lợi;

+ Ổn định sản xuất và cải thiện sinh kế giảm bớt nỗi lo về nước như trước đây;

- Mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên quan đến nhà nước: Tại mỗi xã các đội thuỷ lợi và tổ chức cộng đồng phối hợp với Hợp tác xã nông-lâm nghiệp của xã để cung cấp các dịch vụ thủy lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu dùng nước. Hợp tác xã sở hữu và trực tiếp quản lý các công trình thuỷ lợi địa phương, bao gồm các tuyến kênh mương, trạm bơm nước trong xã và cung cấp các dịch vụ thuỷ lợi. Hợp tác xã này hoạt động tự do và độc lập với công ty thủy nông thông qua cơ chế tự chủ tài chính (tự thu- chi). Khoảng 80% phí thuỷ lợi thu được dùng để duy tu kênh mương nội đồng và 20% còn lại cho chi phí hành chính của hợp tác xã. Mặc dù hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công trình tưới tiêu nhưng các hộ gia đình sử dụng nước cũng được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý cụ thể. Họ được yêu cầu trông coi và bảo vệ các công trình tưới tiêu nội đồng, dẫn nước vào và ra theo lịch tưới mùa vụ của địa phương. Cách làm này đảm bảo các công trình tưới tiêu nội đồng được duy tu, sửa chữa kịp thời, tránh lãng phí nước.

- Mô hình tổ chức cộng đồng tự quản lý: mô hình này được áp dụng đối với địa phương không có một tổ chức hay nhóm nào chịu trách nhiệm quản lý các công trình thuỷ lợi đó. Nông dân địa phương tự do sử dụng hệ thống thuỷ lợi để lấy nước vào ruộng của mình. Vì thế có nhiều vấn đề đã phát sinh tại địa phương như đến

mùa vụ thì hết nước tưới, năng suất mùa vụ thấp, hệ thống kênh mương bị xuống cấp do không được duy tu, thất thoát nước, chi phí lao động tưới tiêu cao, và đặc biệt là mâu thuẫn giữa các hộ gia đình do cạnh tranh dùng nước. Mô hình này được xây dựng nhằm để điều hành và quản lý hệ thống thuỷ nông. Người dân đã tham gia các cuộc họp cộng đồng để bầu ra một Ban quản lý cho mỗi hội những người sử dụng nước và cùng thống nhất về quy chế, quy định và nguyên tắc. Bà con cũng chọn ra những người vận hành công trình có trách nhiệm dẫn nước vào ruộng, sửa chữa nhỏ cho hệ thống thuỷ lợi, và bảo vệ các công trình thuỷ lợi.

5.4.2.2 Các hệ thống cấp nước sinh hoạt

Ở các thành phố lớn, việc cấp nước sinh hoạt hầu như do các công ty và doanh nghiệp dịch vụ nhà nước đảm nhận ở cả cấp tỉnh, thành phố, quận/huyện như công ty cấp nước sạch, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường. Có một số địa bàn vùng ven đô do các công ty cấp nước của tư nhân và hợp tác xã điều hành. Mức độ tham gia của người (hộ gia đình) sử dụng nước trong quản lý nước rất thấp, thông thường họ chỉ theo dõi chỉ số sử dụng trên đồng hồ đo nước để trả phí và đóng góp chi phí lắp đặt và duy tu hệ thống cấp nước.

Ở các vùng nông thôn, có 2 loại hình cấp nước sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng thường gặp là hợp tác xã cấp nước nông thôn và trạm cấp nước do cộng đồng quản lý. Trong đó, hợp tác xã cấp nước nông thôn là một mô hình giới hạn cùng phối hợp quản lý giữa một cơ quan nhà nước (như Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) và một tổ chức dựa vào cộng đồng. Mô hình này hoạt động dựa theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Kết quả của mô hình này là có khoảng 90% người dân trong thôn được nước sạch. Họ không phải đi xa để lấy nước như trước đây nữa. Tất cả người dân trong xã không phải trả tiền nước nhưng mỗi hộ gia đình phải đóng góp 2000 đồng mỗi tháng để duy tu hệ thống cấp nước.

Nhận xét chung: các mô hình quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng đã chứng minh được những thành công ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, khả năng mở rộng áp dụng và phát triển còn hạn hữu do có nhiều khó khăn về chính trị, thể chế, quản lý và kỹ thuật trong khi thực hiện. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong

quản lý tài nguyên nước đồng nghĩa với việc tăng cường quá trình phi tập trung hóa (hay phân cấp) quản lý xuống cơ sở. Để đạt hiệu quả quản lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng, một số kiến nghị ban đầu như sau:

- Nâng cao nhận thức cho những người xây dựng chính sách và ra quyết định, cán bộ quản lý, người lập kế hoạch của Chính phủ về tầm quan trọng của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, để từ đó có thể tác động đến các quyết định của họ có liên quan đến quản lý nguồn nước.

- Khuyến khích chính quyền địa phương hỗ trợ các sáng kiến quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, họp tư vấn hoặc tham quan học tập.

- Ở cấp cơ sở, các mô hình quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng nên thực hiện trong các cộng đồng quy mô nhỏ

- Mô hình hoàn toàn do cộng đồng trực tiếp quản lý hiện cần tiếp tục được cân nhắc và đánh giá do có những hạn chế về nguồn lực và năng lực, với mô hình này, cần phải định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước.

- Cần đa dạng hóa các nguồn đóng góp cho quản lý tài nguyên nước từ cộng đồng, nhà nước và phi nhà nước, trong đó sự đóng góp của cộng đồng nên là nguồn chính để gắn kết vai trò sở hữu (quyền làm chủ) của cộng đồng đối với hệ thống nước.

- Cộng đồng phải được tham gia vào quá trình ra quyết định về khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước. Không chỉ đơn giản họ đến và góp ý kiến cho đánh giá ban đầu, lập kế hoạch hay bầu chọn ban quản lý, mà họ nên tham gia trực tiếp trong việc lựa chọn công nghệ, quản lý tài chính, định giá và chi phí đầu tư và giám sát quá trình thực hiện. Tất nhiên, sự tham gia này phải phù hợp với năng lực của cộng đồng.

- Cần xây dựng các chương trình truyền thông và giáo dục môi trường về bảo vệ và quản lý nguồn nước cho trẻ em và người dân trong thôn, xã.

- Các mô hình quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng cần áp dụng các kiến thức truyền thống, bản địa để giải quyết các vấn đề liên quan đến

nguồn nước và cải thiện việc quản lý chúng. Những kiến thức và kinh nghiệm đó có thể thu thập từ những người cao tuổi và có hiểu biết trong cộng đồng.

- Tùy điều kiện thực tế, nước cần được định giá như là một loại hàng hoá đồng thời đảm bảo phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của từng hộ gia đình trong cộng đồng. Định giá nước có thể là cách tốt nhất để tiết kiệm nước và thay đổi hành vi của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển nguồn nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)